Thứ năm 22/05/2025 19:58
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil, Liên đoàn Công nghiệp Rio de Janeiro phối hợp tổ chức, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn Brazil Paulo Teixeira; Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Brazil Luciana Santos; Thống đốc bang Espirito-Santo, ông Renato Casagrande; lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Brazil… và các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, cùng gần 100 đại diện doanh nghiệp hai nước.

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Ông Rodrigo Santiago, Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Rio de Janeiro kỳ vọng hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) sẽ được ký kết sớm nhất có thể - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Kỳ vọng FTA Việt Nam - MERCOSUR được ký kết sớm nhất có thể

Theo thông tin tại Diễn đàn, Brazil hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Trong những năm qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Brazil tăng nhanh, từ 1,53 tỷ USD năm 2011 lên hơn 7,1 tỷ USD năm 2023; 10 tháng năm 2024 đạt 6,58 tỷ USD. Hai nước phấn đấu nâng kim ngạch song phương lên 10 tỷ USD năm 2025 và 15 tỷ USD năm 2030.

Việt Nam xuất khẩu sang Brazil chủ yếu là thủy sản, cao su, dệt may, giày dép, sắt thép; và nhập khẩu từ Brazil các mặt hàng đậu tương, lúa mì, ngô, thức ăn gia súc và nguyên liệu, bông các loại...

Về đầu tư, tính lũy kế đến tháng 10/2024, Brazil có 7 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 3,85 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn và bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ. Các nhà đầu tư Việt Nam có 02 dự án đầu tư tại Brazil với tổng vốn đăng ký 700.000 USD.

Tại Diễn đàn, các đại biểu, cộng đồng doanh nghiệp hai nước được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, mong muốn hợp tác đầu tư của mỗi bên; đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, nhất là trong các lĩnh vực mà bên này có tiềm năng, thế mạnh mà bên kia có nhu cầu.

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Ông Paolo Teixeira, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn Brazil đánh giá cao việc Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực sáng kiến về Liên minh toàn cầu chống đói nghèo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ông Paolo Teixeira, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn Brazil đánh giá cao việc Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực sáng kiến về Liên minh toàn cầu chống đói nghèo; cho rằng hai nước đều là hai quốc gia nông nghiệp mạnh, trong bối cảnh nhiều người, nhiều quốc gia còn chịu cảnh đói nghèo, hai bên cần tiếp tục phát huy vai trò, đóng góp cho thế giới không chỉ trong thương mại, cung ứng lương thực, thực phẩm mà còn về khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Ông Rodrigo Santiago, Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Rio de Janeiro kỳ vọng hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) sẽ được ký kết sớm nhất có thể, với tiềm năng to lớn, vị trí chiến lược của Việt Nam ở Đông Nam Á và là cầu nối kết nối Brazil với ASEAN.

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Đại diện tập đoàn hàng không Embraer đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác then chốt, quan trọng tại châu Á - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Lãnh đạo Liên đoàn Công nghiệp Rio de Janeiro, Phòng Thương mại và Công nghiệp Brazil cùng đại diện các doanh nghiệp Brazil như tập đoàn hàng không Embraer đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác then chốt, quan trọng tại châu Á; cho biết các doanh nghiệp Brazil muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về hàng không, bán dẫn, nông nghiệp, cao su, nghề cá, công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Hữu Tú cho biết năm 2024, ước kim ngạch thương mại của Tập đoàn tại thị trường Brazil đạt trên 90 triệu USD, gấp gần 2 lần so với năm 2021. Các sản phẩm săm lốp của Tập đoàn mang thương hiệu Cao su Đà Nẵng, Cao su Miền Nam đã được sự tín nhiệm ngày càng cao của người tiêu dùng Brazil.

Brazil là cường quốc nông nghiệp có nhu cầu nhập khẩu phân bón rất lớn, Vinachem đang nỗ lực cùng đối tác để có chuyến tàu chở những tấn phân bón chất lượng cao, những công hàng chất tẩy rửa đầu tiên mang thương hiệu của Vinachem sang Brazil ngay trong năm 2024 này.

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Hữu Tú phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tập đoàn cũng mong muốn được cung ứng các sản phẩm cao su kỹ thuật cho các sản phẩm tàu bay hiện đại của Embraer; đồng thời có kế hoạch nhập khẩu một số sản phẩm từ Brazil như quặng, sản phẩm nông nghiệp… làm đầu vào sản xuất để góp phần phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa Tập đoàn với các đối tác Brazil lên 500 triệu USD vào năm 2030.

Điều kiện, không gian phát triển, hợp tác của hai nước rất rộng mở

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa có cuộc hội đàm rất thành công với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược.

Theo Thủ tướng, trên nền tảng quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp, hai nước có lý tưởng tương đồng, nền văn hóa bản sắc và gần gũi, nền kinh tế có thế mạnh bổ trợ cho nhau, tình cảm thân thiết, chân thành, chung khát vọng hòa bình và phát triển đất nước; điều kiện, không gian phát triển, hợp tác của hai nước rất rộng mở trong nhiều lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư và đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa. Đáng chú ý, Brazil có diện tích rất lớn, thị trường có sức mua lớn với dân số hơn 200 triệu người.

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp ủng hộ các nỗ lực nói trên để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tuy nhiên, quan hệ kinh tế còn chưa tương xứng không gian, điều kiện hợp tác và mong muốn của hai bên. Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Brazil và doanh nghiệp Brazil sang đầu tư ở Việt Nam nhiều hơn, thúc đẩy thương mại song phương; nhất là hợp tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực; làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, hợp tác với Việt Nam trong khai thác các không gian phát triển mới như không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.

Thủ tướng cho biết Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, kết nối với doanh nghiệp trong nước; ưu tiên các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới (hydrogen), năng lượng tái tạo, tài chính xanh, trung tâm tài chính, công nghệ sinh học, y tế…

Để tháo gỡ những điểm nghẽn để đưa hợp tác kinh tế xứng tầm quan hệ chính trị ngoại giao và mong muốn của hai bên, Thủ tướng cho rằng hai bên cần thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA với MERCOSUR, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định về thị thực và Brazil xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp ủng hộ các nỗ lực nói trên để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi nước.

Về phần mình, Việt Nam đang đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về xây dựng thể chế, phát triển hạ tầng chiến lược và đào tạo nhân lực chất lượng cao, theo định hướng "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh"; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm
Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Đánh giá cơ hội và điều kiện đã có, môi trường pháp lý đang tiếp tục được cải thiện, Thủ tướng mong các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối với nhau, kết nối hai nền kinh tế, kết nối đầu tư, kết nối thương mại, với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào".

Thủ tướng khẳng định, ông có hy vọng và niềm tin vào hợp tác kinh tế sôi động hơn giữa hai nước, với khí thế mới, tầm nhìn mới và mang lại giá trị mới, góp phần biến khát vọng của hai nước trở thành hiện thực, đưa mỗi nước ngày càng phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng gắn bó chặt chẽ, hiệu quả và "mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững".

Tin bài khác
Vì sao cần giữ lại cơ quan thanh tra của Bộ Công an, Quân đội và Ngân hàng Nhà nước?

Vì sao cần giữ lại cơ quan thanh tra của Bộ Công an, Quân đội và Ngân hàng Nhà nước?

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) tiếp tục giữ lại tổ chức thanh tra tại Bộ Công an, Quân đội và Ngân hàng Nhà nước vì 3 lý do quan trọng: chủ trương nhất quán, tính đặc thù ngành và nguyên tắc kế thừa pháp luật.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm việc với ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm việc với ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông

Sáng 21/5, tại TP. Đà Lạt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông. Cuộc họp tập trung vào tiến độ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đặc biệt là công tác xây dựng văn kiện, chuẩn bị nhân sự và quá trình sáp nhập ba tỉnh.
Quốc hội chính thức ấn định ngày bầu cử khóa mới

Quốc hội chính thức ấn định ngày bầu cử khóa mới

Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV; ấn định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
TP. Hồ Chí Minh 10 năm học và làm theo Bác: 748 mô hình mới, cách làm hay lan tỏa mạnh mẽ

TP. Hồ Chí Minh 10 năm học và làm theo Bác: 748 mô hình mới, cách làm hay lan tỏa mạnh mẽ

Qua gần 10 năm triển khai học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, TP. Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả, trong đó có 748 mô hình mới, cách làm hay và 409 nội dung đột phá, sáng tạo được triển khai thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Quốc hội bàn chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau sáp nhập

Quốc hội bàn chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau sáp nhập

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội ngày 19/5 tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến đầu tư hạ tầng giao thông, điều chỉnh ngân sách, cơ chế đặc thù cho địa phương.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Những ký ức về Bác Hồ là niềm cảm hứng bất tận và niềm tự hào dân tộc

Những ký ức về Bác Hồ là niềm cảm hứng bất tận và niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng xúc động chia sẻ: Những ký ức về Bác Hồ là niềm cảm hứng bất tận và niềm tự hào dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra “Bộ tứ trụ cột” tạo đà cho Việt Nam cất cánh trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra “Bộ tứ trụ cột” tạo đà cho Việt Nam cất cánh trong kỷ nguyên mới

Trong bài phát biểu tại Hội nghị sáng ngày 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của 4 Nghị quyết do Bộ Chính trị ban hành, được xem là “Bộ tứ trụ cột” thể chế cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Nghị quyết số 66-NQ/TW: "Công tác thi hành pháp luật phải đột phá" để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Nghị quyết số 66-NQ/TW: "Công tác thi hành pháp luật phải đột phá" để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Sáng nay 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Quốc hội thông qua bổ sung 44.000 tỉ đồng vào dự toán ngân sách 2025 để cải cách tiền lương và sắp xếp bộ máy

Quốc hội thông qua bổ sung 44.000 tỉ đồng vào dự toán ngân sách 2025 để cải cách tiền lương và sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bổ sung 44.000 tỉ đồng vào dự toán ngân sách trung ương năm 2025 nhằm chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình cải cách tiền lương và tổ chức bộ máy.
Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi 7 luật kinh tế: Mở rộng chỉ định thầu, ưu đãi lớn cho đầu tư công nghệ và chuyển đổi số

Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi 7 luật kinh tế: Mở rộng chỉ định thầu, ưu đãi lớn cho đầu tư công nghệ và chuyển đổi số

Sáng 17/5, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và ngân sách. Việc sửa đổi nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế.
Đồng Nai và Bình Phước thảo luận phương án sắp xếp tổ chức bộ máy cấp tỉnh sau sáp nhập

Đồng Nai và Bình Phước thảo luận phương án sắp xếp tổ chức bộ máy cấp tỉnh sau sáp nhập

Chiều 16/5, Tổ giúp việc xây dựng Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ quan liên quan để trao đổi về phương án tổ chức lại bộ máy hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh khi thực hiện sáp nhập hai tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen và cắt băng khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen và cắt băng khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 và cắt băng khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” vào tối 15/5 tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 điểm then chốt để Nghệ An trở thành mô hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 điểm then chốt để Nghệ An trở thành mô hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu 6 điểm then chốt có tính định hướng để Nghệ An trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới.
Đồng Nai: Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Đồng Nai: Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Ngày 15/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.