Thứ hai 07/07/2025 08:29
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Nhận diện một số rủi ro pháp lý trong hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ

04/11/2020 14:17
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trưởng mở, thị trường lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính cùng với những rủi ro pháp lý phức tạp. Dưới đây là nhận diện một số rủi ro pháp lý thường gặp nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam giao dịch hiệu quả khi xuất khẩu.

Dấu mốc và con số

Xuất nhập khẩu sang Mỹ bất ngờ tăng vọt

Cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam sang trị trường Hoa Kỳ đã liên tục tăng trưởng nhanh, là điểm sáng của quan hệ song phương trong khuôn khổ tổng thể thúc đẩy quan hệ song phương bởi thỏa thuận “Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam”. Những dấu mốc quan trọng tạo đà vững chắc cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ như: Ngày 13/07/2000 tại Washington, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày10/12/2001; tháng 12/2006, Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR); ngày 31/05/2015 tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, hai bên đã ký kết Biên bản thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từ ngày 29/10 đến 30/10/2020, phía Mỹ khẳng định ủng hộ Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực, cam kết duy trì quan hệ ổn định, tiếp tục hợp tác, thúc đẩy quan hệ hai nước tiến triển thực chất, tin cậy, hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, do việc dịch chuyển đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sang nước khác, trong đó có 36% doanh nghiệp được hỏi theo điều tra của Amcham Trung Quốc cho biết sẽ chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, đồng thời việc chuyển dịch cơ cấu cung ứng hàng hóa có xuất xử Trung Quốc bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, cả trong ngắn hạn và trung hạn. Đây cũng là thời cơ tốt để doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm và hiện thực hóa giao dịch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Xuất nhập khẩu hàng hoá

Con số thống kê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cho thấy, năm 1995, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ mới đạt 169,7 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 130,4 triệu USD, đến năm 2019 xuất khẩu đạt 60,7 tỷ USD; nhập khẩu đạt 14,3 tỷ USD, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 357%. Năm 2019 Việt Nam xuất siêu sang hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ là 46,4 tỷ USD. Việt Nam đang tăng xếp hạng là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu trong khu vực ASEAN cho thị trường Hoa Kỳ, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước Asean vào thị trường Hoa Kỳ, hàng hóa chất lượng và giá trị gia tăng cao của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này ngày một nhiều hơn.

Một số rủi ro pháp lý

Rủi ro về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa:Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, được hưởng lợi từ việc các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tăng cường nguồn cung cấp hàng thay thế hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc do việc chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu từ tháng 7/2018 áp tăng thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế này là hữu hạn và chứa đựng nhiều rủi ro, đã phát sinh tranh chấp từ hoặc liên quan đến xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thể hiện phổ biến ở hai dạng thức dưới đây:

Một là, gian lận, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam, chuyển tải bất hợp pháp để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, thường xuyên và phổ biến hơn sau khi xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Ví dụ, Công ty TNHH xe đạp Excel, 100% vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, thành lập năm 2018, chuyên lắp ráp xe đạp, xe đạp điện; nhập khẩu 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm hoàn chỉnh, không qua bất kỳ công đoạn gia công sản xuất nào; xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam đối với mặt hàng xe đạp và xe đạp điện xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ được hưởng thuế suất 5 -10% trong khi cùng loại hàng này xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ là 75%.

Hai là, các tranh chấp cụ thể về chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể.

Rủi ro bị điều tra bán phá giá:Rủi ro này đã xảy ra ngay từ thời gian đầu hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, với các vụ kiện bán phá giá cá ba sa (2002), bán phá giá tôm (2004)...Cùng với tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vào thị trưởng Hoa Kỳ thì rủi ro này vẫn sẽ thường xuyên xảy ra. Gần đây là các vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam.

Theo số liệu công bố của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam đạt 800 triệu USD, chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Tại Hoa Kỳ, 80% đồ nội thất của người Mỹ làm từ gỗ, giá trị tiêu thụ hằng năm khoảng 20 tỷ USD. Tuy nhiên, vào ngày 9/6/2020 Hoa Kỳ đã chính thức điều tra ngành gỗ dán Việt Nam, Liên minh Thương mại công bằng về gỗ dán cứng Hoa Kỳ cáo buộc một số công ty xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, chủ yếu là công ty có vốn sở hữu từ Trung Quốc đã vi phạm điều luật về chống lẩn tránh thuế trong khuôn khổ của Đạo luật Thuế năm 1930 của Hoa Kỳ. Gian lận nguyên liệu gỗ dán nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép tại Việt Nam được dán nhãn là sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam khi chưa đáp ứng được điều kiện xuất xứ và nhãn mác của Việt Nam. Một trong những doanh nghiệp điển hình bị đưa vào diện điều tra là Công ty TNHH Fine Wood Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ điều tra trong 300 ngày và trong thời gian này có thể đưa ra các mức thuế tạm thời áp dụng đối với mặt hàng dỗ dán từ Việt Nam. Trường hợp kết luận điều tra tương đồng với cáo buộc ban đầu thì các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ gánh chịu hậu quả rất lớn về mức áp thuế. (Ngày 13/4/2020, phía Hoa Kỳ chính thức quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu sang nước này với mức thuế lên đến 48,5%, thậm chí có một số mặt hàng cùng nguyên liệu bị áp thuế lên đến 293,45%).

Trong quá trình tham gia giải quyết vụ kiện bán phá giá gỗ dán Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể có rủi ro tiềm ẩn trong chuẩn bị và chứng minh tính xác thực, hợp lý của hồ sơ chứng từ về nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng do người dân cung cấp. Sản phẩm gỗ rừng trồng của người dân không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Theo quy định tại điểm 2.4 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí của doanh nghiệp sản xuất gỗ dán khi thu mua gỗ rừng trồng của dân để được tính được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải lập bảng kê theo mẫu số 01 Thông tư 78/2014/TT-BTC, cụ thể: “Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua. Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm”. Công ty Junma Phú Thọ, doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, một trong những công ty bị điều tra bán phá giá, gần đây đã bị Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố điều tra về việc mua tổng số 202 hóa đơn GTGT với tổng giá trị 165.975.074.563 đồng. Cơ quan công an đã xác định giá trị hàng thực mà Công ty TNHH Thương mại Tài Tiến bán cho Công ty Junma là 91.434.132.570, còn lại giá trị hàng hóa khống trên hóa đơn để hợp thức cho hàng hóa mua vào không có hóa đơn là 74.540.941.993 đồng.

Rủi ro về việc đáp ứng yêu cầu an toàn hàng hóa:Chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là yêu cầu rất quan trọng, được ví von như visa nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn trong việc nắm bắt quy định, trình tự, thủ tục xin cấp mã số FDA (quy định giám sát dộ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu ý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ), ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ví dụ, hoạt động sản xuất và xuất khẩu khẩu trang y tế sang thị trường Mỹ rất “hot” trong suốt thời gian vừa qua, khi tình hình dịch Covid 19 tại Mỹ đang diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn nhập khẩu khẩu trang y tế từ các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ do không có được hoặc có chậm mã số FDA, theo đó không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và môi trường của Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần đặc biệt lưu ý về việc đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đối với bao bì hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đã có vụ việc bao bì gỗ hàng xuất khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam bị Cục Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) kiểm tra, phát hiện có côn trùng bên trong, yêu cầu tái xuất, phải gánh chịu chi phí lưu con’t, lưu bãi, lưu kho, ngoài ra phải chịu chi phí vận chuyển bằng phương thức thay thế, tiền phạt, tiền bồi thường do giao hàng chậm cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.

Việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp Việt Nam là rất quan quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại chỗ cơ sở sản xuất của phía Hoa Kỳ, trong đó cần lưu ý lập và quản trị lưu trữ đầy dủ hồ sơ sản xuất, chế biến, số liệu kế toán, tài chính của từng lô hàng để phục vụ truy xuất nguồn gốc sau này, và các luận cứ để phản bác lại lập luận của cơ quan điều tra, hoạt động này do phía Mỹ thực hiện.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu thủy sản nhiều nhất nửa đầu năm 2020

Hành động của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam:Xây dựng quản trị tốt về sản xuất đối với các mặt hàng chiến lược xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, trên cơ sở đó xây dựng và quản trị tốt về rủi ro pháp lý đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xây dựng và duy trì quan hệ đối tác tốt với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, cần nắm bắt được đầy đủ thông tin về họ, được họ tin cậy cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan để thiết lập các điều khoản thương mại và nhận diện được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng xuất khẩu. Thông tin và lời khuyên có tính xây dựng, hợp tác từ họ, từ những nhà tư vấn chuyên nghiệp của họ, trong đó có các luật sư Mỹ và Việt Nam, là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để doanh nghiệp biết phải làm gì hoặc không được làm gì khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ, từ đó có dự tính chi phí rủi ro pháp lý, hoặc dự tính chi phí thủ tục hành chính như phí hải quan, chi phí cung cấp chứng từ vận chuyển hàng hoá, chi phí cung cấp chứng từ nhập khẩu...

Quan tâm tìm hiểu về cơ quan chính phủ Hoa Kỳ thực thi việc quản lý hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, như: Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng có chức năng kiểm tra, ban hành lệnh thu hồi hoặc cấm các sản phẩm không an toàn trên thị trường; Ủy ban Thương mại Liên bang là cơ quan thi hành luật chống độc quyền (cạnh tranh) tại Hoa Kỳ; Cục quản lý xuất nhập khẩu (IA) thuộc Bộ thương mại Mỹ là cơ quan quản lý việc thi hành Luật chống bán phá giá, thường xuyên khai thác các quy định của luật về việc bảo vệ lợi ích trong nước và thực hiện những phán quyết của tòa án Mỹ. Tìm hiểu về cơ quan giải quyết các vụ kiện là Tòa Trọng tài Mỹ (ITC). Các luật quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thông quan nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ như Luật về chống lẩn tránh thuế trong khuôn khổ của Đạo luật Thuế năm 1930 của Hoa Kỳ, Luật Hợp đồng, Luật Trách nhiệm sản phẩm, Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ, Luật chống khủng bố sinh học, Luật Nông nghiệp Hoa Kỳ có hiệu lực từ tháng 4/2015...

Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư hoặc xuất khẩu ra nước ngoài nói chung và sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng có thể liên hệ trực tiếp với Cục xuất nhập khẩu Bộ Công thương, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, hoặc có thể tham khảo trang web của các thương vụ tại nước ngoài - www.ttnn.com.vn. Tất cả các thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài đều cập nhật thông tin chính sách, thị trường, đối tác, cơ hội kinh doanh tại các thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua trang web trên. Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các thương vụ Việt Nam tại các nước về chính sách quản lý, cơ hội thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm, các hội nghị, hội thảo để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm kiếm sự hỗ trợ của các thương vụ trong việc xử lý tranh chấp trong buôn bán, kinh doanh tại nước ngoài.

Luật sư Bùi Văn Thành

Tin bài khác
Bị cưỡng chế 4,2 tỷ tiền thuế, Vietfracht HoChiMinh kinh doanh ra sao?

Bị cưỡng chế 4,2 tỷ tiền thuế, Vietfracht HoChiMinh kinh doanh ra sao?

Ngày 2/7/2025, Hải quan Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht HoChiMinh) vì chậm nộp thuế kéo dài, với số tiền nợ lên tới hơn 4,19 tỷ đồng.
Bộ Y tế đề xuất siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Bộ Y tế đề xuất siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Trước thực trạng ngày càng nhiều thực phẩm được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế đã đề xuất sửa đổi toàn diện quy định về hậu kiểm trong dự thảo sửa đổi Nghị định 15, với trọng tâm là bổ sung các biện pháp quản lý sản phẩm trên nền tảng này.
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp

Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp

Tình trạng cho thuê trái phép nhà xưởng trong các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đang diễn ra âm thầm, đe dọa an toàn lao động, méo mó môi trường đầu tư và thất thu ngân sách.
Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, với lý do công thức sản phẩm không đúng so với hồ sơ đã công bố, nhãn mác không đáp ứng quy định hiện hành.
Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) vừa gửi công văn yêu cầu xử lý vi phạm quảng cáo của fanpage mang tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” .
Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Sau vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra diện rộng các cơ sở sản xuất dầu ăn trên phạm vi toàn quốc.
Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi cảnh báo khẩn về việc xuất hiện các cuộc gọi lừa đảo, giả danh cán bộ của Cục nhằm chiếm đoạt tài sản người dân thông qua việc yêu cầu chuyển tiền và cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Hình thức lừa đảo này đang có dấu hiệu lan rộng và gây thiệt hại thực tế.
Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, với nhiều quy định nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan hiện nay.
Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an và Google hợp tác cảnh báo về những phương thức lừa đảo tinh vi. Hãy nhận diện và tự bảo vệ mình trước hiểm họa trên không gian mạng.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn - chủ nhà máy thủy điện Đak Glun đặt tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bị phạt và truy thu thuế 12 tỷ đồng.
Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders) hiện đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại Hà Nội, với tổng số nợ gần 62 tỉ đồng, thời gian chậm đóng lên tới 63 tháng, tương đương hơn 5 năm.
Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Nhật Minh Food vừa tham gia sản xuất dầu ăn giả chưa đầy 3 năm trở lại đây thì bị phanh phui. Giúp sức đường dây này có còn Công ty An Hưng Phước - một trong những đơn vị lâu năm chuyên nhập khẩu và phân phối dầu thực vật cung cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn tại khu vực miền Tây.
Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát cảnh báo khẩn sau khi VTV phản ánh việc một số cơ sở sử dụng dầu ăn chăn nuôi nhập khẩu để chế biến thành thực phẩm cho người. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.
Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Một hành khách vừa bị phạt 4 triệu đồng vì nói đùa có bom tại sân bay Nội Bài. Đây là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về tầm quan trọng của an ninh hàng không.
Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do, từ đó gây sức ép lên thị trường ngoại hối và việc điều hành chính sách tiền tệ, làm thất thu ngân sách nhà nước.