Thứ sáu 04/07/2025 13:12
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Hai giải pháp mấu chốt cho cải cách tiền lương

12/10/2020 00:00
Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, là sắp xếp, bố trí lại, tinh giản biên chế bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập và bố trí nguồn lực - tiền để cải cách tiền lương.

Chính sách - Hai giải pháp mấu chốt cho cải cách tiền lương

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP/Thành Chung)

Sáng 22/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội đã tổ chức họp chuẩn bị việc thực hiện chủ trương cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo của một số Ủy ban của Quốc hội.

Trước đó, vào ngày 21/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ cũng ký ban hành Nghị quyết số 107/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ vào ngày 16/8/2018.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cuộc họp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá các nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai trên thực tiễn và xây dựng cơ sở pháp luật liên quan trong giai đoạn hiện nay và cả năm 2020, trước khi triển khai chính sách lương mới từ đầu năm 2021.

Để cải cách chính sách tiền lương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh 2 giải pháp đột phá là: Thứ nhất, sắp xếp, bố trí lại, tinh giản biên chế bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh giản biên chế, Nghị quyết số 19-NQ/TW về đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Thứ hai là bố trí nguồn lực - tiền để cải cách tiền lương.

“Đây là 2 giải pháp mấu chốt trong các giải pháp về cải cách tiền lương cho cả 2 khu vực công - tư”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Theo đó, việc cải cách bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập không phải là cắt giảm lao động mà là giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở sự tinh gọn của cơ quan hành chính và phát huy sự năng động, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính sách - Hai giải pháp mấu chốt cho cải cách tiền lương (Hình 2).

(Ảnh: VGP/Thành Chung)

Đặc biệt, Trung ương cũng quyết dành 40% phần vượt thu ngân sách Trung ương và 70% vượt thu ngân sách địa phương từ 2018 - 2020 để dành cho cải cách tiền lương mới từ năm 2021.

Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá kể từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết 27, các cơ quan đã triển khai được một số công việc quan trọng. Cụ thể, mới đây, các đại biểu Quốc hội đã đồng thuận cao biểu quyết thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi), thể chế hóa được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương về độ tuổi nghỉ hưu và nhiều nội dung liên quan tới khu vực doanh nghiệp như tiền lương tối thiểu, hội đồng tiền lương, phương pháp trả lương...

Chính phủ cũng chuẩn bị ban hành Nghị định về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành các Quyết định về cơ chế tiền lương đặc thù đối với một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị như một số đơn vị cấp cục của Bộ Tài chính, NN&PTNT, GTVT,... Đồng thời, Thủ tướng cũng sẽ ban hành một Chỉ thị về việc triển khai cơ chế lương đặc thù với một số đơn vị trong hệ thống chính trị. Theo đó, Thủ tướng cho phép các đơn vị này thực hiện cơ chế tiền lương đặc thù tới hết năm 2020 để sắp xếp lại, chuyển dần sang trả lương theo chính sách mới từ năm 2021, bảo đảm minh bạch sự nghiệp công với dịch vụ hành chính công và tạo thuận lợi cho các vấn đề khác như kiểm tra chuyên ngành...

Về tự chủ các đơn vị sự nghiệp công, Chính phủ đang sửa đổi Nghị định số 16 theo hướng áp dụng chung cho các đơn vị trên tinh thần quán triệt cụ thể Nghị quyết số 27 và 19-NQ/TW. Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ sửa đổi Nghị định số 55/2012/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi Nghị định số 41/2012/NĐ-CP về biên chế, vị trí việc làm. Đồng thời, Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị định mới về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết các bộ, ngành, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh sẽ đề xuất chính sách tiền lương, thang bảng lương cho ngành nghề của mình; Ban Tổ chức Trung ương sẽ xây dựng quy định về chức danh tương đương; Bộ Nội vụ xây dựng chế độ thông tin báo cáo về thực hiện chính sách cải cách lương,...

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã nghe và tập trung thảo luận các vấn đề liên quan tới xây dựng thang, bảng lương mới và việc bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho cải cách tiền lương.

Theo Thành Chung/Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

DMCA.com Protection Status

Bài liên quan
Tin bài khác
Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại một số khu vực ở Việt Nam

Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại một số khu vực ở Việt Nam

Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và nhu cầu giảm phát thải, việc đánh giá chính xác tiềm năng năng lượng gió trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Với mục tiêu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bằng mô hình Kernel Density Estimation (KDE)”.
Thời tiết hôm nay 4/7: Bắc Bộ, Trung Bộ trưa trời nắng, chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 4/7: Bắc Bộ, Trung Bộ trưa trời nắng, chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 4/7, Bắc Bộ có mưa dông về chiều tối; Thanh Hoá – Quảng Ngãi mưa dông lớn đến ngày 6/7; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ trưa trời nắng, chiều nay có mưa dông.
Hợp tác liên vùng quản lý chất thải rắn và trách nhiệm EPR

Hợp tác liên vùng quản lý chất thải rắn và trách nhiệm EPR

Hội thảo quốc gia tại Hưng Yên ngày 3/7 thu hút đại biểu 12 tỉnh thành, trao đổi giải pháp phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và triển khai trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo Luật BVMT 2020, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn bền vững.
Lai Châu và huyện Kim Bình (Trung Quốc) hội đàm tăng hợp tác kinh tế biên giới

Lai Châu và huyện Kim Bình (Trung Quốc) hội đàm tăng hợp tác kinh tế biên giới

Ngày 3/7, tại Lai Châu, Sở Công Thương tỉnh tổ chức hội đàm với huyện Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc) nhằm tăng cường hợp tác biên giới trong lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, du lịch và quy hoạch cửa khẩu.
Cảnh báo lừa đảo tinh vi núp bóng thay đổi địa giới hành chính

Cảnh báo lừa đảo tinh vi núp bóng thay đổi địa giới hành chính

Lợi dụng tâm lý hoang mang, thiếu thông tin của người dân trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính, các đối tượng đã sử dụng nhiều chiêu trò giả mạo tinh vi để chiếm đoạt tài sản.
Thời tiết ngày mai 4/7/2025: Miền Bắc mưa to tập trung vào chiều tối, đêm và sáng

Thời tiết ngày mai 4/7/2025: Miền Bắc mưa to tập trung vào chiều tối, đêm và sáng

Thời tiết ngày mai 4/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to thời gian mưa tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.
Tiêu dùng bền vững: Tấm vé “thông hành” cho doanh nghiệp

Tiêu dùng bền vững: Tấm vé “thông hành” cho doanh nghiệp

Xu hướng tiêu dùng bền vững đang ngày càng lan rộng, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng hiện đại quan tâm hơn tới sức khỏe, môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ thay đổi chiến lược sản xuất – kinh doanh mà còn cần xây dựng chuỗi giá trị xanh và minh bạch hơn để tồn tại, phát triển lâu dài.
Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã ký thay Thủ tướng Quyết định số 20/2025/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục dữ liệu quan trọng và dữ liệu cốt lõi cần được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7, Bắc Bộ có lúc mưa nhỏ; Trung Bộ sáng đến trưa trời nắng, có mưa về chiều; Nam Bộ trưa trời nắng, tiếp tục có mưa dông về chiều trong 1 tuần tới.
Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Thông tư 26/2025/TT-BYT là minh chứng rõ nét cho quá trình chuyển mình tích cực của ngành Y tế. Từ những thay đổi tưởng chừng nhỏ như bỏ sổ khám bệnh, thêm số CCCD vào đơn thuốc, đến bước đột phá trong việc cho phép kê đơn 90 ngày – tất cả đều góp phần mang đến trải nghiệm tốt hơn, an toàn hơn cho người bệnh.
Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp với Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn Tiêu dùng bền vững 2025.
Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Hợp nhất Quảng Trị – Quảng Bình kỳ vọng tạo cơ hội tái cơ cấu không gian phát triển, kết nối vùng hiệu quả, hiện đại hóa quản trị, mở rộng thị trường và xây dựng một vùng đất đáng sống – đáng đầu tư.
Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Sau sáp nhập tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mới đã xác định các lĩnh vực đầu tư trọng điểm đồng thời hướng đến tăng cường liên kết nội vùng, hình thành hệ sinh thái kinh doanh liên tỉnh, đa ngành và bền vững.
Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Dự kiến trong tháng 7 này, Ủy ban châu Âu (EC) - Cơ quan hành pháp của EU sẽ đưa ra dự thảo đặt mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý là giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính của khối vào năm 2040 so với mức phát thải năm 1990.