Thứ năm 10/07/2025 11:06
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Chuyên gia Deloitte: Giải pháp để giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

12/10/2020 00:00
Trong 2 thập kỷ qua, Chính phủ đã nhiều lần cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo lộ trình, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh đang phải gánh chịu thuế suất thực tế lớn hơn nhiều so với con số theo luật định. Chúng tôi đã có c

Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh trong 3 năm gần đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tỷ lệ chi phí thuế và các khoản đóng góp bắt buộc trên lợi nhuận của Việt Nam dao động trong khoảng từ 37% - 39%, cao hơn so với thuế suất thuế TNDN hiện nay (20%) và cao hơn so với một số nước trong khu vực. Đánh giá của ông về vấn đề này?

Tuy vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về chỉ tiêu tỷ lệ chi phí thuế và các khoản đóng góp bắt buộc trên lợi nhuận nhưng tôi cho rằng, Chính phủ cần có một nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng để có những đánh giá khách quan đối với thực tiễn của Việt Nam. Trong đó, cần làm rõ những yếu tố ảnh hưởng cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm gánh nặng chi phí thuế thực tế cho doanh nghiệp.

Một số quốc gia lân cận đều có tỷ lệ thấp hơn Việt Nam như Thái Lan (29,5% – 32,6%), Indonesia (30% - 30,6%), Myanmar (31,2% - 31,3%), Singapore (19,1% - 20,6%). Theo đó, chỉ tiêu này nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư.

Thành tố quan trọng ảnh hưởng tới chi phí thuế thực tế chính là "thuế suất hiệu quả" (effective tax rate - EFT), được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm số thuế thực trả bởi người nộp thuế cho ngân sách Nhà nước trên tổng thu nhập chịu thuế.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra bốn yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến EFT, bao gồm: Các khoản chi phí không được trừ do khác biệt giữa quy định kế toán và thuế; Chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế; Các khoản chi phí không chính thức; và một số quy định đặc thù ngành.

Sự khác biệt giữa quy định thuế và kế toán là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp thường bị cơ quan Thuế truy vấn khi thanh tra thuế, do quy định còn chưa thực sự rõ ràng. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Qua quá trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm chưa phù hợp trong quy định thuế và kế toán của Việt Nam.

Ví dụ, khoản chi phí trích lập dự phòng chưa quy định đầy đủ các trường hợp dự phòng tổn thất có thể phát sinh trên thực tế. Một số khoản chi phí phát sinh đặc thù trong ngành kinh doanh bán lẻ, siêu thị như hàng hoá bị thất thoát do mất cắp, là những khoản tổn thất bất khả kháng nhưng quy định hiện nay chưa cho phép doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Ở Nhật Bản, doanh nghiệp được ghi nhận chi phí này vào chi phí được trừ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng doanh thu.

Ngoài ra, quy định trần chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao (EBITDA) tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP hiện nay cũng đang là vấn đề được dư luận quan tâm.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019, VBF đã chia sẻ cơ quan Thuế có xu hướng xử lý không cho trừ chi phí hợp lý một số khoản chi phí của doanh nghiệp phát sinh trên thực tế có đầy đủ hoá đơn, chứng từ. Lý do là những chi phí chưa đầy đủ giấy tờ hay chưa hoàn thành các thủ tục hành chính của các lĩnh vực đầu tư, thương mại, y tế, môi trường.

Vậy với các yếu tố còn lại, theo ông, thực trạng cụ thể đang ảnh hưởng thế nào đến EFT của doanh nghiệp Việt?

Thứ nhất, về các khoản chi phí không chính thức. Nghị quyết 139/NQ-CP của Chính phủ ban hành đề cập đến kết quả nghiên cứu, khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Theo đó, 59,3% doanh nghiệp cho rằng họ phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức. Như vậy, các khoản chi phí không chính thức đã và đang là vấn đề được Chính phủ nhận diện.

Thứ hai là về chính sách ưu đãi thuế TNDN hiện nay của Việt Nam. Luật số 71/2014/QH13 chưa có quy định cụ thể việc áp dụng chuyển tiếp ưu đãi thuế TNDN trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án không thuộc lĩnh vực ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật trước đây, nhưng lĩnh vực này lại được bổ sung vào diện ưu đãi theo quy định của pháp luật thuế TNDN mới (ví dụ như lĩnh vực sản xuất sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ).

Điều này dẫn tới sự chưa bình đẳng khi nhà đầu tư trước đây không được hưởng các ưu đãi thuế tương tự với nhà đầu tư sau này trong cùng một lĩnh vực. Ngoài ra, quy định này cũng không nhất quán với Luật Đầu tư về việc bảo đảm ưu đãi đầu tư của nhà đầu tư.

Thứ ba, về quy định riêng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù (ví dụ: kinh doanh bất động sản) cần phải sửa đổi cho phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiệt thòi cho doanh nghiệp và bất bình đẳng giữa các ngành kinh tế.

Đâu là giải pháp cần thiết Chính phủ cần cần nhắc để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ những yếu tố nêu trên?

Một là, mở rộng phạm vi chi phí được trừ nhằm phản ánh đúng nghĩa vụ thuế TNDN tương ứng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp; thu hẹp sự khác biệt giữa hệ thống kế toán và chính sách thuế để tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế trong việc tuân thủ chính sách thuế.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện sửa đổi và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP về vấn đề quy định trần chi phí lãi vay được trừ. Ngoài ra, với xu hướng toàn cầu hoá về hợp tác và phát triển kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cần hài hoà mối quan hệ giữa chính sách thuế và kế toán một cách hợp lý.

Hai là, tiếp tục cải cách về chính sách ưu đãi thuế. Cụ thể, nên sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực hiện. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng các chính sách ưu đãi thuế mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Chẳng hạn, xem xét việc áp dụng hình thức ưu đãi thuế dựa trên chi phí đang được nhiều nước áp dụng rộng rãi.

Theo đó, doanh nghiệp được giảm trừ nghĩa vụ thuế theo mức đầu tư để có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ giá trị đã đầu tư, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 139, trong đó nâng cao vai trò của VCCI trong việc thu thập và phản ánh các kiến nghị, vướng mắc của các doanh nghiệp, định kỳ báo cáo Chính phủ để xem xét, tháo gỡ kịp thời; tập hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, bất hợp lý để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải thích, sửa đổi, bổ sung và công khai kết quả. Chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10 của Chính phủ về việc ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Bốn là, sửa đổi một số quy định về thuế còn chưa phù hợp đối với ngành kinh doanh bất động sản. Đa số các nước trên thế giới và trong khu vực không có quy định doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản để kê khai, nộp thuế TNDN. Theo đó, cũng cần sửa đổi quy định theo hướng cho phép doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cảm ơn ông!

N.Dương

Bài liên quan
Tin bài khác
Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân Việt Nam sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí mỗi năm – một chủ trương nhân văn mang lại lợi ích thiết thực cho toàn dân.
Thời tiết hôm nay 10/7: Bắc Bộ mưa lớn diện rộng đến ngày 12/7

Thời tiết hôm nay 10/7: Bắc Bộ mưa lớn diện rộng đến ngày 12/7

Thời tiết hôm nay 10/7, Đông Bắc Bộ chấm dứt nắng nóng; Trung Bộ trưa nay tiếp tục nắng nóng, duyên hải Nam Trung Bộ tuần tới nắng khô; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ có mưa dông về chiều, riêng Nam Bộ trưa có nắng gián đoạn.
Chủ động ứng phó xả lũ hồ Hòa Bình, đảm bảo an toàn hạ du

Chủ động ứng phó xả lũ hồ Hòa Bình, đảm bảo an toàn hạ du

Chiều 9/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Đinh Công Sứ kiểm tra công tác ứng phó xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình, yêu cầu các địa phương, sở ngành sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và tài sản.
Thời tiết ngày mai 10/7/2025: Miền Bắc mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày mai 10/7/2025: Miền Bắc mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày mai 10/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; riêng khu vực đồng bằng đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông vài nơi.
Định hình “cực tăng trưởng” mới sau sáp nhập 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị

Định hình “cực tăng trưởng” mới sau sáp nhập 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị

Sau sáp nhập, các cử tri tại Quảng Trị bày tỏ sự đồng thuận cao với các quyết sách lớn, nhất là mô hình chính quyền 2 cấp. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị mới đang đứng trước cơ hội lịch sử để vươn lên thành cực tăng trưởng mới của Bắc Trung Bộ.
Đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2025 có định hướng rõ rệt tới tiếng Anh học thuật

Đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2025 có định hướng rõ rệt tới tiếng Anh học thuật

Nhận xét về đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2025, Tiến sĩ Yulia Tregubova – Trưởng Chương trình Tiếng Anh học thuật (EAP), Quyền Chủ nhiệm chương trình Tiếng Anh tại BUV - cho rằng, đề thi đã được điều chỉnh về mặt cấu trúc, khác và khó hơn so với các năm trước nhưng gần hơn với định hướng tiếng Anh học thuật.
Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam năm 2025: Có sự kiểm soát chặt chẽ nội dung, chất lượng

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam năm 2025: Có sự kiểm soát chặt chẽ nội dung, chất lượng

“Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam” năm 2025 được tổ chức ở quy mô cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức.
Thời tiết hôm nay 9/7: Hà Nội trưa và chiều nay nắng nóng

Thời tiết hôm nay 9/7: Hà Nội trưa và chiều nay nắng nóng

Thời tiết hôm nay 9/7, Bắc Bộ nhiều nơi chiều nay có nắng nóng, đêm nay có mưa lớn diện rộng, kéo dài đến thứ 7; Trung Bộ nhiều nơi nắng nóng; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ, mưa dông về chiều, trưa trời nắng.
Thời tiết ngày mai 9/7/2025: Miền Bắc đón đợt mưa lớn kéo dài

Thời tiết ngày mai 9/7/2025: Miền Bắc đón đợt mưa lớn kéo dài

Thời tiết ngày mai 9/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; riêng vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to.
Sơn La đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Sơn La đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Với nhiều quyết sách đồng bộ, tỉnh Sơn La đang từng bước cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
EVNHANOI cảnh báo mạo danh lừa đảo sau sáp nhập điện lực

EVNHANOI cảnh báo mạo danh lừa đảo sau sáp nhập điện lực

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội - EVNHANOI cảnh báo khẩn về tình trạng giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân, lợi dụng thời điểm sắp xếp lại tổ chức theo mô hình mới từ ngày 1/7/2025.
Phú Thọ sắp xếp nhà ở cho hơn 4.400 cán bộ, công chức sau sáp nhập

Phú Thọ sắp xếp nhà ở cho hơn 4.400 cán bộ, công chức sau sáp nhập

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu khẩn trương bố trí nơi ở, phương tiện đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập, bảo đảm ổn định đời sống và hiệu quả công tác.
Thời tiết hôm nay 8/7: Vùng núi Bắc Bộ chiều tối, đêm nay mưa dông

Thời tiết hôm nay 8/7: Vùng núi Bắc Bộ chiều tối, đêm nay mưa dông

Thời tiết hôm nay 8/7, Bắc Bộ chiều nay nhiều nơi có nắng nóng; Trung Bộ trưa chiều nắng nóng, chiều tối mưa dông xuất hiện nhiều nơi; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có mưa về chiều, cục bộ có điểm mưa to, trưa trời nắng.
Nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cổ phần Sinh hóa Nam Định

Nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cổ phần Sinh hóa Nam Định

Sự suy giảm tài nguyên và gia tăng ô nhiễm môi trường là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp, đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều hóa chất, nước và năng lượng (NL).
Năng lượng tái tạo: Khi bánh lái cần hướng đúng dòng chảy thời đại

Năng lượng tái tạo: Khi bánh lái cần hướng đúng dòng chảy thời đại

Chưa đầy ba năm, bản đồ năng lượng thế giới đã chuyển mình mạnh mẽ, tựa kim địa chấn dịch chuyển trong lòng đất. Chỉ tính riêng năm 2024, thế giới đã ghi nhận thêm 585 GW công suất năng lượng tái tạo – mức tăng cao nhất lịch sử, đưa tổng quy mô toàn cầu đạt 4.448 GW và lần đầu tiên vượt mốc 40% sản lượng điện toàn cầu.