Thứ hai 07/07/2025 04:21
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Cần thận trọng khi giao dịch tiền ảo

12/10/2020 00:00
Hoạt động giao dịch tiền ảo, nổi lên là Bitcoin, từ cuối năm 2017, đầu năm 2018 có diễn biến phức tạp, thu hút nhiều cá nhân quan tâm và tham gia mua bán, đầu tư. Tuy chưa có đánh giá cụ thể về những hệ luỵ, song với những tín hiệu không khả quan về

Việt Nam cũng như đa số các quốc gia khác không coi tiền ảo là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia mình (Ảnh minh hoạ)

Phương tiện và hoạt động “đào” tiền ảo gia tăng chóng mặt

Theo thống kê, thế giới hiện có trên 1.500 loại tiền ảo khác nhau đang lưu hành với tổng giá trị vốn hóa của các đồng tiền ảo niêm yết giao dịch đến giữa tháng 6 năm 2018 lên đến 300 tỷ USD, trong đó Bitcoin chiếm hơn 40% tổng giá trị vốn hóa (theo trang web quốc tế CoinMarrketCap.Com).

Không nằm ngoài xu thế này, tại Việt Nam, hoạt động giao dịch tiền ảo từ cuối năm 2017, đầu năm 2018 có diễn biến phức tạp, thu hút nhiều cá nhân quan tâm và tham gia mua bán, đầu tư giao dịch, trong đó chủ yếu là Bitcoin. Còn theo công ty nghiên cứu thị trường tiền ảo CryptoCompare, vào cuối tháng 11/2017, 80% giao dịch Bitcoin xuất phát từ Châu Á, trong đó có 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, số lượng truy cập từ Việt Nam vào một số sàn giao dịch Bitcoin hay trang thông tin tiền ảo trên thế giới, như: Bittrex, Poloniex, Coinmarketcap… luôn nằm trong Top 5 cùng các nước Mỹ, Nga, Nhật Bản…

Qua hoạt động theo dõi, nắm bắt tình hình, các cơ quan chức năng Việt Nam nhận định, phần lớn giao dịch tiền ảo chủ yếu là mua đi - bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam từ lượng Bitcoin/các tiền mã hóa khác (Ethereum, LiteCoin....) có được do mua bán trao tay hoặc từ hoạt động “đào” (khai thác) tiền ảo dựa trên các hệ thống máy tính chuyên dụng, cấu hình cao nhập khẩu.

Trong khi đó, theo Tổng cục Hải quan, lượng máy tính “đào” Bitcoin nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian qua tăng khá cao, từ năm 2017 đến nay đã có đến 15.600 máy “đào” tiền ảo được nhập khẩu vào Việt Nam. Đáng chú ý là tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 3.664 máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo được cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

Người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch

Về cơ bản đến nay tại nước ta chưa có thống kê, đánh giá cụ thể về những tác động/hệ luỵ của hoạt động “đào” tiền ảo, song nhiều lo ngại liên quan đến an ninh tiền tệ, trật tự an toàn xã hội đã và đang làm “nóng” dư luận. Đây cũng là một trong những nội dung được các cử tri chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Trả lời cử tri, Phó Thủ tướng cho biết, trong thời gian vừa qua, Bitcoin và các tiền mã hóa tương tự (tiền ảo) hoạt động phân tán, có tính ẩn danh cao, không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát, phát hành. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam cũng như đa số các quốc gia khác không coi tiền ảo là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia mình. Tiền ảo là một hiện tượng, vấn đề rất mới, các quy định pháp luật cụ thể về tiền ảo, tài sản ảo tại Việt Nam chưa có.

Do đó, để người dân hiểu thực chất về rủi ro khi tham gia đầu tư vào các loại tiền ảo, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai một số công việc, biện pháp giúp người dân hiểu, thận trọng và cảnh giác khi tham gia đầu tư, giao dịch mua, bán tiền ảo, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của tiền ảo.

Cụ thể, ngay từ tháng 2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông cáo báo chí cảnh báo rủi ro của Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác tới các cá nhân, tổ chức trước những rủi ro, nguy cơ đối với việc tham gia đầu tư, giao dịch mua bán tiền ảo. Tiếp đó, cuối tháng 10/2017- thời điểm tiền ảo bắt đầu có dấu hiệu sốt nóng trên phạm vi toàn cầu và lan sang Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước đã tái khẳng định quan điểm rằng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 21/08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo” (Đề án 1255), trong đó đã giao Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối rà soát, đánh giá thực trạng về tiền ảo và lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiền ảo, tài sản ảo, thời gian hoàn thành là trong năm 2018.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp, rủi ro và hệ lụy khó lường và tiêu cực của tiền ảo đối với thị trường Việt Nam, ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, trong đó đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm phòng ngừa, kiểm soát các giao dịch, hoạt động tiền ảo, giảm thiểu tối đa những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của tiền ảo đến người dân và xã hội.

Triển khai thực hiện Chỉ thị này, ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo, trong đó Ngân hàng Nhà nước đã có những chỉ đạo, yêu cầu cụ thể đối với tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện một số giao dịch, nghiệp vụ liên quan tới tiền ảo; tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch, hoạt động đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền và quản lý ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành rà soát khung khổ pháp lý hiện hành, đánh giá tổng thể thực trạng tiền điện tử tại Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá thực trạng trong nước và tham khảo kinh nghiệm thực tiễn, thông lệ quốc tế, hiện Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng và hoàn thiện báo cáo rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới về tiền điện tử, trong đó làm rõ khái niệm, bản chất, hình thái biểu hiện của tiền điện tử, đối tượng quản lý cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp giúp quản lý hoạt động, cung ứng, phát hành, sử dụng tiền điện tử tại Việt Nam (dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2018).

Tại công văn số 5484/VPCP-KTTH ngày 9/6/2018, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét việc tạm ngừng nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.



Hoàng Châu

Tin bài khác
Thời tiết ngày mai 7/7/2025: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Thời tiết ngày mai 7/7/2025: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Thời tiết ngày mai 7/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
6 tháng đầu năm 2025: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2025 giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước nhưng tính chung 6 tháng đầu năm lại tăng tới 9,3%.
Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7, nhiều nơi trên cả nước có nắng trở lại, có nơi nắng nóng, về chiều tối trời lại chuyển mưa dông, có nơi mưa to.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại xã Trung Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong nhấn mạnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu đến năm 2030 xóa hoàn toàn hộ nghèo.
Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, sự kiện “Phát động Tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử” đang nổi lên như một giải pháp giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Trong chiến dịch này, Nguyễn Văn Đông – người sáng tạo nội dung được biết đến với biệt danh “cô Học” – góp mặt như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ KOC trẻ minh bạch và có trách nhiệm.
Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.
Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Chính phủ đề xuất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, trong đó có dự án Luật Thương mại điện tử, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tới.
Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B với tổng kinh phí 1.435 tỷ đồng đang tạo nên bước đột phá trong việc kết nối trung tâm du lịch Lâm Đồng mới, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch và phát triển kinh tế vùng.
Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7, Bắc Bộ trưa nay oi nóng, chiều tối có mưa dông; Thanh Hoá đến Huế thời tiết nóng ẩm; Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông về chiều, ngày trời nóng; bão số 2 gây ảnh hưởng xấu trên một số vùng biển.
Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho hay, một bãi đáp trực thăng mới nhằm cứu hộ, cứu nạn cho người dân vào những thời điểm thiên tai, đang được lực lượng đầu tư ở xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ).
Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Từ ngày 1/7/2025, cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho 1,6 triệu người. Quy trình này được số hóa, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu quả quản lý.
Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 9 tỉnh Lào, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế vùng biên.