Thứ bảy 12/07/2025 11:03
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

28/03/2025 10:36
Mỗi ngôi nhà, mái ấm được hình thành đều kết tinh từ sự quyết tâm, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân mang nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

“An cư lạc nghiệp” - thành ngữ quen thuộc thể hiện mong muốn của con người về một cuộc sống ổn định và hạnh phúc, trước hết là có một nơi ở ổn định, một mái ấm gia đình. Xuất phát từ ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó, tuy là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm triển khai chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo; ưu tiên dành nhiều nguồn lực để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, xác định đây là một chìa khóa quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Những ngôi nhà, những mái ấm được hình thành từ sự quyết tâm, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân mang nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã làm đẹp thêm câu chuyện chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc cho người dân Yên Bái.

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm trên 16.000 căn nhà, trong đó có gần 2.400 căn nhà cho hộ gia đình người có công với cách mạng, trên 13.600 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Năm 2023, tỉnh Yên Bái ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 - 2025, mục tiêu sửa chữa và làm mới 3.022 căn nhà. Hết năm 2024, Yên Bái đã hoàn thành 3.022/3.022 căn nhà, về đích trước một năm so với mục tiêu Đề án. Bên cạnh đó, năm 2024, tỉnh đã hỗ trợ làm 1.523 căn nhà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) trên địa bàn toàn tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ trên 98 tỷ đồng, từ nguồn xã hội hóa.

Tiếp đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Yên Bái đã ban hành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, với mục tiêu hỗ trợ làm 2.208 nhà (trong đó làm mới 1.815 nhà, sửa chữa 393 nhà), gồm 272 nhà cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; 1.546 nhà cho hộ nghèo, 390 nhà cho hộ cận nghèo. Mức hỗ trợ 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa; tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến 120.690 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa; phấn đấu hoàn thành trước 30/8/2025.

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Các địa phương đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành mục tiêu kế hoạch làm nhà cho hộ nghèo

Tính đến 15/3/2025, toàn tỉnh Yên Bái đã khởi công được 1.580/2.208 nhà (xây mới 1317/1.815 nhà, sửa chữa 263/393 nhà), đạt 67% kế hoạch, số nhà đã hoàn thành là 245 nhà, số nhà đang làm là 1.335. Các địa phương đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành mục tiêu kế hoạch, trong đó, một số địa phương đã tích cực khởi công làm nhà góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện của toàn tỉnh, như: huyện Mù Cang Chải đạt 90,7%, thị xã Nghĩa Lộ đạt 86,9%, huyện Trạm Tấu đạt 75,9%, thành phố Yên Bái đạt 70,6%, huyện Văn Chấn đạt 70,5%...

Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng cải thiện căn bản điều kiện về nhà ở đối với các hộ gia đình người có công với cách mạng; hỗ trợ kịp thời nhà ở đối với các hộ bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ, xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần giúp các hộ gia đình có điều kiện “an cư, lạc nghiệp”, ổn định và nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và thực hiện mục tiêu chăm lo đời sống gia đình người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát những năm trở lại đây đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% (2016) xuống còn 7,04% (năm 2020), cải thiện 10 bậc so với đầu nhiệm kỳ. Giai đoạn 2021-2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 4,13%/năm; hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 5,68%. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh Yên Bái xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố, cải thiện 5 bậc so với đầu nhiệm kỳ, thấp thứ 4/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ).

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

Trao đổi với phóng viên, bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái năm 2025 cho biết: “Để triển khai kịp thời chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện có hiệu quả Đề án của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá kỹ hiện trạng nhà ở của hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định nhu cầu hỗ trợ làm nhà ở đảm bảo đúng đối tượng; chỉ đạo cấp phát kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện (trong khi trung ương chưa phân bổ kinh phí, tỉnh đã chủ động bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh cấp cho các địa phương ngay từ những tháng đầu năm để thực hiện). Cùng với đó, tỉnh đã kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho tỉnh Yên Bái để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát năm 2025.”.

Nói về cách làm của địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết thêm: “Để triển khai thực hiện, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp huyện, để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án. Đồng thời, chúng tôi giao nhiệm vụ cho cấp huyện phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương (hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…) hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân làm nhà, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư về nhân công, nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành xây dựng; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc để đảm bảo tiến độ, chất lượng nhà ở. Một điều nữa hết sức quan trọng là Yên Bái đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, sức mạnh của hệ thống chính trị và nhân dân; Tỉnh ủy, HĐND, UBND ban hành các nghị quyết, chính sách, đề án, kế hoạch, huy động động các nguồn lực xã hội hóa trong triển khai hỗ trợ làm nhà; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị phụ trách và giúp đỡ từng địa bàn xã đặc biệt khó khăn...”.

Thực tiễn cho thấy, tỉnh Yên Bái đã có những cách làm đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành 02 nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng và hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Yên Bái ban hành 4 Đề án, 3 Kế hoạch. Đồng thời, đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, sức mạnh của hệ thống chính trị và nhân dân, huy động tổng hợp các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa trong triển khai hỗ trợ làm nhà.

Huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn xã hội hóa để triển khai Đề án; lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ thuộc các chương trình, dự án của trung ương với nguồn lực từ ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án; nguồn xã hội hóa chiếm trên 70%. Những năm qua, triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà ở của tỉnh, mỗi căn nhà sau khi hoàn thành đã có giá trị cao hơn mức hỗ trợ của nhà nước (bình quân 120 triệu/nhà làm mới, 40 triệu/nhà sửa chữa).

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

Yên Bái đã ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với từng địa bàn, phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc; quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, phương thức hỗ trợ để thống nhất trong triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các địa phương, người dân trong thực hiện chính sách.

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Yên Bái đã ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với từng địa bàn, phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc tại địa phương

Hàng năm tỉnh Yên Bái đã tổ chức vận động, huy động đóng góp, hỗ trợ của các đồng chí Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh trực tiếp đóng góp, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho hộ nghèo. Tích cực vận động, huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tỉnh, các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh để triển khai thực hiện Đề án.

Bên cạnh kinh phí hỗ trợ của nhà nước, các địa phương chủ động huy động thêm các nguồn lực, nhân công, vật liệu, đất đai... từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư; khơi dậy sự đồng lòng, chia sẻ của công đồng với tinh thần “tương thân, tương ái” đối với người nghèo; huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia làm nhà cho người dân để hỗ trợ các gia đình, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà.

Yên Bái hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Tỉnh Yên Bái đã kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho tỉnh Yên Bái để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát

Để hoàn thành mục tiêu “xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cùng với quyết tâm, nỗ lực cao độ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn lực huy động từ cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội thì yếu tố quyết định thành công của Đề án chính là ý chí, quyết tâm, nỗ lực vươn lên của mỗi hộ dân được hỗ trợ làm nhà.

yenbai.gov.vn
Tin bài khác
Lâm Đồng du lịch bứt tốc mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Lâm Đồng du lịch bứt tốc mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch địa phương đã đón hơn 12 triệu lượt khách, đạt 54,21% kế hoạch năm, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tây Ninh đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

Tây Ninh đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út chỉ đạo Sở Xây dựng sớm công bố quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, đồng thời đề xuất Trung ương cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu và hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.
Xã Hợp Tiến (Thanh Hóa): Lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã Hợp Tiến (Thanh Hóa): Lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã Hợp Tiến (huyện Triệu Sơn cũ) được hình thành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập 5 xã gồm: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý và Triệu Thành. Ngay từ những ngày đầu đi vào vận hành chính thức, UBND xã đã xác định và làm việc theo phương châm “lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc”.
Hà Tĩnh: Thu hút đầu tư khởi sắc, nguồn vốn ngày càng đa dạng

Hà Tĩnh: Thu hút đầu tư khởi sắc, nguồn vốn ngày càng đa dạng

6 tháng đầu năm 2025, Hà Tĩnh ghi nhận bước tiến vững chắc trong thu hút đầu tư khi số lượng và quy mô dự án được cấp phép tăng so với cùng kỳ, đồng thời mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới.
Lào Cai: Thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng

Lào Cai: Thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành lâm nghiệp tỉnh Lào Cai đã thu về 2.474 tỷ đồng giá trị sản xuất, trồng mới hơn 11.700 ha rừng.
Đồng Nai: Không ban hành thêm chính sách đặc thù khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Đồng Nai: Không ban hành thêm chính sách đặc thù khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Trong lộ trình chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại – dịch vụ, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ không ban hành thêm các chính sách hỗ trợ đặc thù, mà áp dụng linh hoạt chế độ hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình di dời.
Gần 30 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 51: Huyết mạch kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Gần 30 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 51: Huyết mạch kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Quốc lộ 51 tuyến giao thông huyết mạch nối liền TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu sắp bước vào đợt sửa chữa quy mô lớn, với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Quảng Trị: Khơi dậy ý chí cống hiến từ những ngọn lửa tri ân

Quảng Trị: Khơi dậy ý chí cống hiến từ những ngọn lửa tri ân

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập lực lượng An ninh nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Trị đã dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc.
Khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà

Khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà

Ngày 11/7, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hương Gia vị Sơn Hà đã tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị tại xã Xuân Ái.
Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ: Tăng trưởng GRDP top 3 cả nước, quyết tâm cán đích nhiệm kỳ 2021–2025

Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ: Tăng trưởng GRDP top 3 cả nước, quyết tâm cán đích nhiệm kỳ 2021–2025

Năm 2025 đánh dấu một mốc quan trọng với tỉnh Quảng Ninh – năm cuối cùng của nhiệm kỳ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, các chính sách thuế quan toàn cầu thay đổi nhanh chóng, cùng với tiến trình sắp xếp bộ máy tổ chức trong nước, Quảng Ninh vẫn thể hiện bản lĩnh vững vàng, nỗ lực bứt phá để đạt được những thành tựu nổi bật trong 6 tháng đầu năm và xác định rõ hướng đi cho 6 tháng cuối năm.
Hạ tầng trọng điểm – Nền tảng vững chắc cho Quảng Trị sau sáp nhập

Hạ tầng trọng điểm – Nền tảng vững chắc cho Quảng Trị sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ loạt dự án cảng biển, công nghiệp trọng điểm với tổng vốn hàng chục ngàn tỉ đồng.
Quảng Trị: Khởi công dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2

Quảng Trị: Khởi công dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2

Dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2 vừa được khởi công tại Quảng Trị, quy mô 568 căn hộ, tổng vốn 451 tỉ đồng, kỳ vọng tạo thêm nguồn cung nhà ở và thúc đẩy phát triển đô thị biển.
Quảng Trị: Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Triệu Phong, quyết liệt tinh gọn bộ máy, thúc đẩy kinh tế

Quảng Trị: Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Triệu Phong, quyết liệt tinh gọn bộ máy, thúc đẩy kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang yêu cầu xã Triệu Phong đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, tinh gọn bộ máy, chuẩn bị kỹ cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thái Nguyên: Nông nghiệp bứt phá nhờ chuyển đổi số và phát triển hữu cơ

Thái Nguyên: Nông nghiệp bứt phá nhờ chuyển đổi số và phát triển hữu cơ

Thái Nguyên đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số. Các cây trồng chủ lực như chè và cây ăn quả tăng giá trị nhờ đổi mới giống, áp dụng canh tác thông minh.
Chủ tịch tỉnh Nghệ An: Lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp

Chủ tịch tỉnh Nghệ An: Lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp

Lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp. Đó là một chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tại cuộc họp giao ban với Hiệp hội doanh nghiệp và các Hội doanh nghiệp.