Tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số: 64/KH-UBND ngày tháng 3 năm 2025 về việc Triển khai thực hiện Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài, năm 2025. Với mục tiêu phấn đấu đưa 1.200 người đi làm việc ở nước ngoài năm 2025 theo hợp đồng dài hạn (từ 01 năm trở lên) và thời vụ ngắn hạn (dưới 01 năm), học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo, trong đó có 500 người là bộ đội xuất ngũ, cụ thể: Hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dài hạn (từ 01 năm trở lên) là 810 người. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thời vụ ngắn hạn (dưới 01 năm) theo chương trình hợp tác giữa các địa phương 360 người.
Hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện trao đổi theo các chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài là 30 người. Thành phố Yên Bái 110 người; huyện Trấn Yên 170 người; huyện Yên Bình 170 người; huyện Văn Yên 150 người; huyện Lục Yên 140 người; huyện Văn Chấn 130 người; Thị xã Nghĩa Lộ 110 người; huyện Trạm Tấu 120 người; huyện Mù Cang Chải 70 người; Trường Cao đẳng nghề Yên Bái: 30 học sinh, sinh viên (theo chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài).
![]() |
Năm 2025, các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên có trách nhiệm phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đào tạo nghề kết hợp với đào tạo ngoại ngữ, tạo nguồn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cho ít nhất 1.000 lao động, trong đó có khoảng 500 lao động là bộ đội xuất ngũ (chỉ tiêu do các trường cao đẳng, trung cấp thực hiện 900 người, chỉ tiêu do các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên thực hiện 100 người).
Theo Kế hoạch, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị tư vấn, hệ thống thông tin ở cơ sở, tờ rơi, tờ gấp… các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của tỉnh về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời tổ chức các lớp huấn luyện, hướng nghiệp để NLĐ hiểu rõ quy trình, thủ tục, pháp luật liên quan, cũng như rủi ro ẩn. Đặc biệt, tập trung vào công việc nâng cao nhận thức về phòng chống lừa đảo, buôn bán người.
![]() |
Xây dựng các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục, điều kiện tuyển chọn lao động; quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc ở nước ngoài; môi trường làm việc, thu nhập, hiệu quả của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; những tấm gương điển hình nhằm nâng cao nhận thức và tích cực tham gia làm việc ở nước ngoài trên báo chí và truyền hính.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên, đặc biệt là ở cấp xã nhằm đưa thông tin về xuất khẩu lao động một cách đầy đủ và chính xác đến được với người lao động, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có trách nhiệm đến các đơn vị có bộ đội xuất ngũ tuyên truyền, vận động bộ đội xuất ngũ tham gia đi xuất khẩu lao động.
Triển khai các hoạt động tư vấn xuất khẩu lao động, đào tạo nghề kết hợp với đào tạo ngoại ngữ, các hoạt động kết nối, hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, giám sát tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
![]() |
Hành trình mới tại Nhật Bản do ICOGroup thực hiện |
Chương trình đào tạo nghề được thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường lao động nước ngoài, tập trung vào các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và đáp ứng tiêu chuẩn của các nước tiếp nhận. Việc đào tạo không chỉ chú ý về kỹ năng chuyên môn mà còn trang được kiến thức về văn hóa, ngôn ngữ và luật pháp của quốc gia tiếp nhận.
UBND tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đảm bảo đúng pháp luật, minh bạch trong quy trình tuyển dụng và bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tạo môi trường làm việc lành mạnh và an toàn.
Tỉnh thiết lập hệ thống hỗ trợ toàn diện cho NLĐ sau khi xuất cảnh, bao gồm hỗ trợ về pháp lý, y tế, giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau khi trở về nước. Việc làm liên lạc thường xuyên giữa cơ quan chức năng và NLĐ được ưu tiên hàng đầu.
Tỉnh Yên Bái chủ động hợp tác với các quốc gia tiếp nhận lao động để ký kết các bên đồng ý hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ của tỉnh được làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp và an toàn.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Yên Bái hướng tới mục tiêu công tác xuất khẩu lao động trở thành một chương trình bền vững, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.