Ý nghĩa tích cực của hộ chiếu vắc xin
- 3
- Cơ hội giao thương
- 10:44 15/09/2021
DNHN - Hộ chiếu vắc xin đã được nhiều nước và chính phủ đề cập, giới thiệu và sử dụng như một chiếc chìa khóa mở cửa xã hội trở lại.

Những người đã tiêm cả hai liều vắc xin Covid-19 ít có khả năng mắc hoặc truyền bệnh hơn rất nhiều. Do đó, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cho phép những người đã được tiêm chủng đầy đủ được tụ tập trong nhà mà không cần đeo khẩu trang. Ngoài ra, người dân cũng có thể gặp gỡ người chưa tiêm chủng miễn là không ai trong số họ có nguy cơ mắc bệnh nặng nếu chẳng may tiếp xúc với virus.
Tuy nhiên, đối với các địa điểm công cộng, hộ chiếu vắc xin là thước đo mới nhất được áp dụng. Ngày càng nhiều quốc gia đã giới thiệu một số loại hộ chiếu vắc xin cho khách du lịch quốc tế. Các nhà lãnh đạo EU ủng hộ Chứng nhận xanh kỹ thuật số cho phép những người đã được tiêm chủng đầy đủ, được xét nghiệm âm tính hoặc đã khỏi bệnh di chuyển khắp 27 quốc gia thành viên. Những hộ chiếu này phần lớn nhằm mục đích thúc đẩy chi tiêu và hoạt động của ngành du lịch. Bên cạnh đó, khó để xác định còn bao lâu nữa mới hết dịch, do đó hộ chiếu vắc xin vẫn còn cả một chặng đường dài kích thích các nền kinh tế vốn dựa vào du lịch có thể tiếp tục phát triển.
Một số quốc gia đã yêu cầu tiêm chủng hoặc ít nhất là khuyến cáo khách du lịch trước khi đến thăm đất nước của họ. Điều này đặc biệt đúng đối vưới các quốc gia có nguồn lực hạn chế. Trong những trường hợp như vậy, hộ chiếu vắc xin Covid-19 mang rất nhiều ý nghĩa. Du lịch quốc tế cũng dần khả thi hơn với hộ chiếu vắc xin. Mặc dù vẫn có những quốc gia bị tụt hậu nhưng nhìn chung ý tưởng này đảm bảo tất cả du khách nước ngoài được tiêm chủng sẽ bảo vệ chính bản thân họ và các quốc gia.
Thuật ngữ hộ chiếu vắc xin giờ đây được sử dụng cho nhiều trường hợp hơn và đi du lịch. Ý tưởng về hộ chiếu vắc xin được đưa ra như một yêu cầu để có thể tham gia các buổi tụ họp đông người như hòa nhạc, ghé thăm nhà hàng hoặc rạp chiếu phim. Tại một số nước phương Tây, các tranh cãi về hộ chiếu vắc xin có gây ra phân biệt đối xử, bất bình đẳng không còn mới. Người dân từ một số cộng đồng thiểu số tại Anh hay Mỹ thường do dự về vắc xin và thiếu tin tưởng vào bộ máy y tế, đồng nghĩa với hộ chiếu vắc xin vô tình phân biệt đối xử họ với nhóm cộng đồng còn lại.
Tất nhiên, mọi việc đều có tính hai mặt. Nhìn nhận tích cực, hộ chiếu vắc xin có thể không phải lý tưởng nhất nhưng vẫn đem lại những hiệu quả quan trọng. Đơn cử như do dự tiêm vắc xin do một phần thông tin sai lệch lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội đã khiến nhiều quốc gia đau đầu. Thế nhưng để xã hội vượt qua đại dịch, phần lớn người dân cần phải sẵn sàng tiếp nhận tiêm chủng, dẫu biết rằng thuyết phục tiêm chủng không phải là điều dễ dàng nhất là khi người dân bị vây quanh bởi những thông tin không chính xác. Một cách để giải quyết vấn đề này là cung cấp động cơ khuyến khích tiêm chủng và hộ chiếu vắc xin có thể tiếp nhận nhiệm vụ này, không chỉ tiêm mũi một mà còn quay trở lại để tiêm liều thứ hai. Đây là bước vô cùng quan trọng nếu muốn thoát khỏi tình trạng đóng cửa vĩnh viễn.
Có thể hiểu, việc sử dụng hộ chiếu vắc xin trong môi trường xã hội phương Tây đang gây tranh cãi vì phân phối nguồn cung chưa đồng đều nhưng chưa thể kết luận hộ chiếu vắc xin là tốt hay xấu. Hãy suy nghĩ rằng đây chỉ là một tài liệu ghi lại tình trạng, hồ sơ sức khỏe cá nhân. Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với quy định đeo khẩu trang thời kỳ đầu đại dịch. Hiện tại một số quốc gia đang sử dụng hộ chiếu vắc xin cho các mục đích nội địa. Nếu có một mã QR để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng, đưa xã hội vượt qua rào cản trở lại con đường bình thường mới, liệu có đáng để thử không?
TL (lược dịch từ Medicaldevice network)
Bài liên quan
#hộ chiếu vắc xin

Thách thức trong việc áp dụng hộ chiếu vắc xin ở các nước châu Á
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và những khác biệt về tỷ lệ tiêm chủng đã làm tăng thêm khó khăn trong việc đưa ra các tiêu chuẩn chung đối với hộ chiếu vắc xin.

EU tiến hành thử nghiệm "Hộ chiếu vắc xin", đo lường mức độ hồi phục ngành du lịch
Mặc dù tình hình dịch bệnh tại châu Âu vẫn chưa lắng xuống nhưng các quốc gia tại khu vực này đã và đang chuẩn bị cho mùa du lịch sắp tới.

Anh loại bỏ kế hoạch hộ chiếu vắc xin
Bộ trưởng Y tế, Sajid Javid từng thông báo về kế hoạch bắt buộc phải có hộ chiếu tiêm vắc xin sử dụng để ra vào các hộp đêm cũng như các không gian công cộng khác trên khắp nước Anh. Tuy nhiên thông báo mới nhất hôm thứ ba về kế hoạch đối phó với Covid-19 có dấu hiệu cho thấy phương án này đã bị bác bỏ.

Nhật Bản sẽ phát hành 'hộ chiếu vắc xin' trực tuyến vào tháng 12
Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu cấp "hộ chiếu vắc xin" kỹ thuật số vào tháng 12 để thúc đẩy du lịch quốc tế.

Những bất đồng xung quanh việc áp dụng hộ chiếu vắc xin ở Nhật Bản
Ngay cả những người Nhật Bản trở về nước mang hộ chiếu vắc-xin cũng được yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày khi đến nơi. Và cộng đồng doanh nghiệp đang tỏ ra không hài lòng.

Vietnam Airlines chính thức thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe điện tử
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines chính thức triển khai thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.
Khai thác thị trường gia vị làm từ cá
Nhìn thoáng qua, thị trường gia vị trông có vẻ tầm thường, nhưng hóa ra lại vô cùng rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới khai thác thị trường. Thị trường đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, sản phẩm độc đáo, thay đổi nhãn mác và bao bì thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các công ty Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể dễ dàng kiếm hàng trăm tỷ đồng từ việc bán những chai nước mắm, dầu, gói bột nêm, bột canh.
Việt Nam: Thị trường có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Nobuhiko Sasaki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã phát biểu với báo điện tử Thế giới & Việt Nam (Thế giới và Việt Nam) về sức hút của Việt Nam như một thị trường tiềm năng, tự hào có nhiều yếu tố để tăng trưởng ổn định trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU tăng tích cực
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong quý I / 2022 đạt 53,8 tấn, trị giá 250,8 triệu USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng 40,3% về trị giá so với quý I / 2021.