Thứ bảy 22/02/2025 23:40
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Xu hướng phổ cập AI vào giáo dục đặt ra thách thức gì cho Việt Nam?

22/02/2025 10:25
Phổ cập AI vào giáo dục được kỳ vọng nâng cao chất lượng đào tạo nhưng cũng đặt ra thách thức về khung pháp lý, nội dung giảng dạy và kiểm định chất lượng.
Xu hướng phổ cập AI vào giáo dục đặt ra thách thức gì cho Việt Nam?

Việc phổ cập AI vào giáo dục không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới. Công nghệ này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trên thị trường công nghệ toàn cầu.

Theo một khảo sát của Microsoft tại Mỹ, 47% lãnh đạo giáo dục đã tích cực sử dụng AI mỗi ngày để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đồng thời, 68% giáo viên và 62% học sinh cũng từng ứng dụng AI ít nhất một đến hai lần trong quá trình lập kế hoạch bài học và cải thiện kỹ năng viết. Những con số này phản ánh xu thế AI đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong môi trường học tập.

Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc đưa AI vào chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông đến đại học. Nhiều trường đại học hàng đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT và Đại học RMIT Việt Nam,... đã triển khai các khóa học chuyên sâu về AI. Song song đó, các nền tảng đào tạo trực tuyến như VietAI, FUNiX cũng thu hút đông đảo học viên mỗi năm với các khóa học AI bài bản, mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến cho đông đảo người học.

Dẫu vậy, việc phổ cập AI trong giáo dục không chỉ mang đến cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức lớn. Những vấn đề về khung pháp lý, nội dung giảng dạy và kiểm định chất lượng vẫn cần được giải quyết để đảm bảo AI trở thành chương trình học hiệu quả.

Thách thức về khung pháp lý và kiểm định chất lượng

Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, Tiến sĩ Trần Đức Linh - Giảng viên, Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, việc phổ cập AI vào giáo dục đòi hỏi nên điều chỉnh khung pháp lý hiện hành để giải quyết các thách thức đặc thù do công nghệ AI đặt ra, chẳng hạn như sử dụng AI đạo đức và an toàn, nội dung do AI tạo ra chưa chính xác hoặc chưa phù hợp với bối cảnh văn hóa, bảo mật và an ninh dữ liệu, quyền sở hữu trí tuệ...

Tiến sĩ Trần Đức Linh - Giảng viên, Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam
Tiến sĩ Trần Đức Linh - Giảng viên, Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của AI, các khung pháp lý không thể cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt và thích ứng với những thay đổi công nghệ trong tương lai. Nếu không có quy định rõ ràng, các vấn đề như sử dụng AI để gian lận trong học tập, hoặc tình trạng AI tạo ra thông tin sai lệch có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục.

Bên cạnh khung pháp lý, quy chuẩn về nội dung giảng dạy và kiểm định chất lượng giáo dục trong các chương trình tích hợp AI cũng là một bài toán quan trọng. "Giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục cần được đào tạo bài bản về ứng dụng AI, từ đó có thể xây dựng các chương trình phù hợp với từng cấp học, đảm bảo tính khoa học, cập nhật và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Việc kiểm định chất lượng sẽ giúp đảm bảo rằng AI không chỉ đóng vai trò hỗ trợ giảng dạy, mà còn nâng cao hiệu quả và tính phù hợp của chương trình đào tạo", Tiến sĩ Trần Đức Linh cho biết.

Làm sao để phổ cập AI vào giáo dục một cách phù hợp?

Một chương trình giáo dục AI hiệu quả không chỉ cần theo kịp xu hướng toàn cầu mà còn phải phù hợp với học sinh, sinh viên Việt Nam. Tiến sĩ Trần Đức Linh cho rằng để làm được điều này, cần có một cách tiếp cận toàn diện.

"Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo các mô hình giáo dục AI thành công trên thế giới, sau đó điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ giáo dục về AI cũng cần được ưu tiên, bởi đây là lực lượng nòng cốt triển khai, hướng dẫn và giám sát học sinh trong quá trình học tập với AI", ông chia sẻ.

Một yếu tố quan trọng khác là thiết kế chương trình học lấy học sinh làm trung tâm, giúp các em tiếp cận với AI theo cách phù hợp với độ tuổi và khả năng. "Chương trình giảng dạy cần cập nhật liên tục các xu hướng công nghệ mới nhất, đồng thời lồng ghép nội dung về đạo đức và an toàn trong ứng dụng AI, giúp học sinh hiểu rõ về trách nhiệm khi sử dụng công nghệ này", Tiến sĩ Trần Đức Linh nhấn mạnh.

Không chỉ tập trung vào lý thuyết, Tiến sĩ Trần Đức Linh cũng cho rằng chương trình phổ cập AI cũng cần khuyến khích học sinh thực hành và ứng dụng AI vào các dự án thực tế. Đây không chỉ là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng mà còn giúp Việt Nam đào tạo ra lực lượng lao động công nghệ chất lượng cao trong tương lai.

Một chương trình giáo dục AI hiệu quả không chỉ cần theo kịp xu hướng toàn cầu mà còn phải phù hợp với học sinh, sinh viên Việt Nam.
Một chương trình giáo dục AI hiệu quả không chỉ cần theo kịp xu hướng toàn cầu mà còn phải phù hợp với học sinh, sinh viên Việt Nam.

Vai trò của Chính phủ trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kiểm soát rủi ro

Một trong những thách thức lớn nhất khi đưa AI vào giáo dục là làm thế nào để khuyến khích sự sáng tạo mà vẫn kiểm soát được các rủi ro liên quan đến lạm dụng công nghệ. Tiến sĩ Trần Đức Linh nhận định: "Các cơ quan quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa khuyến khích sáng tạo và kiểm soát rủi ro khi ứng dụng AI trong giáo dục."

Tiến sĩ Trần Đức Linh đề xuất, Chính phủ cần xây dựng các quy định rõ ràng về đạo đức, trách nhiệm và an toàn trong ứng dụng AI, nhưng đồng thời không được gây cản trở sự sáng tạo và phát triển. Một cách tiếp cận hợp lý là hỗ trợ các dự án nghiên cứu và ứng dụng AI trong giáo dục, tạo điều kiện để các tổ chức giáo dục có thể thử nghiệm và triển khai AI một cách hiệu quả.

Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức về AI cho giáo viên, học sinh và cả cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng. "Nếu mọi người đều hiểu rõ về lợi ích và rủi ro của AI, chúng ta sẽ có thể khai thác công nghệ này một cách hiệu quả và an toàn hơn," ông nói.

Việt Nam cũng cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để học hỏi từ các quốc gia đã đi trước trong lĩnh vực này. "Chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng những mô hình giáo dục AI phù hợp và từ đó xây dựng một hệ thống giáo dục hiện đại, tiên tiến", Tiến sĩ Trần Đức Linh nhấn mạnh.

Cuối cùng, theo ông, việc thiết lập cơ chế kiểm soát và giám sát là cần thiết để đảm bảo AI được sử dụng một cách có trách nhiệm trong giáo dục. Không thể phủ nhận rằng AI sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, nhưng nếu không có những biện pháp kiểm soát hợp lý, nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn.

Việc phổ cập AI vào giáo dục tại Việt Nam được đánh giá là một bước đi quan trọng nhưng cũng đầy thách thức. "Để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các tổ chức giáo dục và cộng đồng. Một khung pháp lý linh hoạt, chương trình giảng dạy phù hợp, cùng với sự giám sát và kiểm định chất lượng chặt chẽ sẽ giúp AI thực sự trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nền giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên số", Tiến sĩ Trần Đức Linh chia sẻ .

Phổ cập AI vào giáo dục: Hướng đi mới để Việt Nam đón đầu kỷ nguyên số Phổ cập AI vào giáo dục: Hướng đi mới để Việt Nam đón đầu kỷ nguyên số

Phổ cập AI vào giáo dục không chỉ là xu hướng mà còn là chiến lược giúp Việt Nam nâng cao chất lượng nhân lực, đón đầu kỷ nguyên số và thu hút đầu tư công nghệ.

Ông Trương Gia Bình đề xuất Ông Trương Gia Bình đề xuất "bình dân AI vụ", đưa AI vào chương trình giáo dục

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT đề nghị "nhanh nhất có thể" để đưa AI vào chương trình giáo dục đào tạo của tất cả hệ thống giáo dục.

Tin bài khác
Ông Donald Trump xem xét áp thuế trả đũa các nước nhắm vào Big Tech Mỹ

Ông Donald Trump xem xét áp thuế trả đũa các nước nhắm vào Big Tech Mỹ

Quan chức Nhà Trắng cho biết ông Donald Trump đã yêu cầu cân nhắc áp thuế nhập khẩu để đáp trả thuế dịch vụ số và các chính sách bất lợi với doanh nghiệp Mỹ.
Hé lộ kích cỡ màn hình của iPhone gập

Hé lộ kích cỡ màn hình của iPhone gập

iPhone gập dự kiến sẽ là thiết bị di động sở hữu kích cỡ màn hình nhỏ gọn hơn đáng kể so với nhiều thiết bị gập khác đang có trên thị trường.
Cựu quản lý Samsung lĩnh án 7 năm tù vì rò rỉ công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc

Cựu quản lý Samsung lĩnh án 7 năm tù vì rò rỉ công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc

Hành vi này của cựu quản lý Samsung được tòa án đánh giá là gây tổn hại nghiêm trọng đến tính cạnh tranh công bằng trong ngành công nghiệp bán dẫn.
OpenAI cán mốc 400 triệu người dùng hàng tuần

OpenAI cán mốc 400 triệu người dùng hàng tuần

Số liệu người dùng tăng vọt kể từ đầu tháng 2/2025 cho đã cho thấy sản phẩm của OpenAI ngày càng được đón nhận nhiều hơn, nhờ nỗ lực cải tiến trí tuệ nhân tạo.
Chấm dứt kỷ nguyên Lightning, Apple khai tử iPhone 14, 14 Plus và iPhone SE 3

Chấm dứt kỷ nguyên Lightning, Apple khai tử iPhone 14, 14 Plus và iPhone SE 3

Không chỉ iPhone 14 và 14 Plus, iPhone SE thế hệ thứ ba cũng bị khai tử khỏi danh mục sản phẩm của Apple. Đây là mẫu iPhone cuối cùng còn sử dụng màn hình LCD.
OPPO Find N5 ra mắt với giá 47,5 triệu đồng

OPPO Find N5 ra mắt với giá 47,5 triệu đồng

Smartphone gập mỏng nhất thế giới, Find N5 cũng nâng cấp lớn về kích thước màn hình. Màn hình ngoài tăng lên 6,62 từ 6,4 inch của N3 và lớn hơn 6,3 inch của Z Fold6.
Hàn Quốc đầu tư tới 35 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới

Hàn Quốc đầu tư tới 35 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới

Trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới này của Hàn Quốc sẽ có công suất 3 GW, gấp ba lần dự án Stargate vừa được Tổng thống Mỹ công bố hồi cuối tháng 1.
Xanh SM cân nhắc gia nhập thị trường giao đồ ăn

Xanh SM cân nhắc gia nhập thị trường giao đồ ăn

Mạng lưới tài xế sẵn có từ mảng gọi xe và giao hàng là một nền tảng tốt để Xanh SM nhanh chóng mở rộng quy mô, nếu quyết định gia nhập thị trường giao đồ ăn.
Thị trường smartphone cao cấp chiếm 25% doanh số toàn cầu

Thị trường smartphone cao cấp chiếm 25% doanh số toàn cầu

Apple tiếp tục thống lĩnh thị trường với 67% thị phần trong phân khúc smartphone cao cấp, dù con số này đã giảm so với mức 72% của năm 2023.
Samsung sắp ra mắt mẫu Galaxy Z Flip FE giá

Samsung sắp ra mắt mẫu Galaxy Z Flip FE giá 'bình dân' hơn ?

Tương tự như các mẫu FE của dòng Galaxy S, Z Flip FE dự kiến sẽ là một phiên bản có giá cả phải chăng hơn, với một vài cắt giảm để giảm chi phí sản xuất.
Galaxy S24 FE: Vua AI Android

Galaxy S24 FE: Vua AI Android ''giá rẻ'' mức 13,5 triệu, đối thủ đáng gờm của iPhone 16e

Galaxy S24 FE được bán với giá 13,49 triệu đồng cho bản 8/128GB, giảm 3,5 triệu so với mức niêm yết và là mức giá rẻ kỷ lục cho 1 smartphone có AI thông minh.
iPhone 16e “giá rẻ” trang bị modem 5G, giá từ 16,99 triệu đồng

iPhone 16e “giá rẻ” trang bị modem 5G, giá từ 16,99 triệu đồng

iPhone 16e có thiết kế tương tự iPhone 13, với viền màn hình dày hơn so với iPhone 16 Pro. Máy vẫn sử dụng thiết kế tai thỏ cũ thay vì Dynamic Island.
Google phát triển tính năng tạo video ngay trên trợ lý ảo Gemini ?

Google phát triển tính năng tạo video ngay trên trợ lý ảo Gemini ?

Nếu được triển khai, đây sẽ là bước tiến quan trọng giúp Gemini trở nên toàn diện hơn, mở ra nhiều khả năng sáng tạo mới cho người dùng.
Trường Đại học đầu tiên miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho học viên sau đại học

Trường Đại học đầu tiên miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho học viên sau đại học

Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN tiên phong tại Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mạng xã hội X đàm phán gọi vốn theo định giá 44 tỷ USD

Mạng xã hội X đàm phán gọi vốn theo định giá 44 tỷ USD

Theo Bloomberg, nếu gọi vốn thành công, đây sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy mạng xã hội X đang lấy lại niềm tin từ giới đầu tư sau giai đoạn mất kiểm soát.