Thứ bảy 22/02/2025 15:45
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Phổ cập AI vào giáo dục: Hướng đi mới để Việt Nam đón đầu kỷ nguyên số

21/02/2025 15:02
Phổ cập AI vào giáo dục không chỉ là xu hướng mà còn là chiến lược giúp Việt Nam nâng cao chất lượng nhân lực, đón đầu kỷ nguyên số và thu hút đầu tư công nghệ.

Phổ cập AI vào giáo dục: Không chỉ là xu hướng mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tại hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp tư nhân ngày 10/2 vừa qua, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã đề nghị Việt Nam thực hiện "bình dân AI vụ". Khái niệm này giống với "bình dân học vụ" từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra vào những năm khó khăn nhất, những năm kháng chiến khi chính quyền còn yếu, còn nghèo.

Phổ cập AI vào giáo dục: Chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số
Ông Trương Gia Bình đề xuất "bình dân AI vụ", phổ cập AI vào chương trình giáo dục tại hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp tư nhân ngày 10/2 vừa qua

Lãnh đạo FPT đề nghị "nhanh nhất có thể" để phổ cập AI vào giáo dục đào tạo của tất cả hệ thống giáo dục. "Chúng tôi là những người trực tiếp triển khai vào hệ thống giáo dục, đưa cả vào lớp 1 được, nhưng cần nhất là vai trò của Nhà nước", ông nói và nhận định việc này sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành quốc gia về trí tuệ nhân tạo.

Kiến nghị trên của ông Trương Gia Bình càng nhấn mạnh thêm rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại nền kinh tế và thị trường lao động toàn cầu, tạo ra những yêu cầu mới về kỹ năng và năng lực cho người lao động. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc phổ cập AI vào giáo dục tại Việt Nam không chỉ là xu hướng mà còn là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và thu hút đầu tư công nghệ cao.

Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ThS. Phạm Chí Thanh – Giảng viên Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, sự tích hợp AI vào nền kinh tế giúp tự động hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả các cơ hội này, lực lượng lao động cần được đào tạo bài bản, đặc biệt là về AI và AI tạo sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, việc được đào tạo từ sớm sẽ cung cấp cho người học một nền tảng kỹ thuật vững chắc – từ nguyên tắc cơ bản đến ứng dụng nâng cao – chuẩn bị cho khả năng tận dụng hiệu quả công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phổ cập AI vào giáo dục: Chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số
ThS. Phạm Chí Thanh – Giảng viên Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam

Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy, giáo dục kỹ thuật sớm thúc đẩy khả năng thích ứng, tư duy phản biện, và kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, tất cả đều quan trọng để điều hướng trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng.

"Việc được trang bị các kiến thức về AI từ sớm không chỉ xây dựng trình độ kỹ thuật mà còn mở rộng thế giới quan của người học về các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Bằng cách nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và tìm hiểu về các lĩnh vực mới nổi, giáo dục sẽ góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực năng động và linh hoạt, được trang bị tốt để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên số", ông Thanh nhận định.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã sớm nhận ra tầm quan trọng của AI trong giáo dục và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, Trung Quốc đã đưa AI vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học với mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu AI hàng đầu thế giới. Singapore, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cũng đã triển khai các khóa học về AI tại các trường đại học và phổ thông, đồng thời hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Microsoft để phát triển chương trình đào tạo kỹ năng AI.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có những bước tiến trong việc phổ cập AI vào giáo dục, nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Chương trình "Ứng dụng AI trong dạy và học" do chính phủ Australia tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ cựu sinh viên Australia và được Đại học RMIT thực hiện là những ví dụ điển hình cho nỗ lực chủ động trong việc đưa AI vào giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, để bắt kịp các nước phát triển, Việt Nam cần có chính sách đào tạo AI bài bản và mở rộng hơn từ cấp phổ thông đến đại học.

ThS. Phạm Chí Thanh cho rằng: "Việc giới thiệu AI vào chương trình giáo dục từ sớm giúp Việt Nam xây dựng vị thế là một quốc gia tiên phong trong việc đào tạo, ứng dụng và phát triển công nghệ. Với cam kết đầu tư tích hợp AI trong giáo dục và các ngành kinh tế, Việt Nam có thể gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các nhà đầu tư toàn cầu về tầm nhìn chiến lược của quốc gia trong phát triển nền kinh tế số dài hạn và bền vững, qua đó gia tăng khả năng thu hút nhà đầu tư quốc tế".

Ngoài ra, theo Ths.Phạm Chi Thanh, bằng cách đào tạo AI từ sớm, Việt Nam sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao, giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Về dài hạn, khi lực lượng lao động được đào tạo về AI đã trưởng thành, Việt Nam có thể thu hút các đầu tư chiến lược và các dự án lớn hơn, đồng thời khuyến khích các công ty quốc tế xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam. Cách tiếp cận này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đầu tư và vị thế quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Một lực lượng lao động có kỹ năng AI tốt sẽ là yếu tố hấp dẫn để các công ty công nghệ lớn đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Đây là mô hình mà Ấn Độ đã thực hiện thành công khi đào tạo một thế hệ kỹ sư phần mềm xuất sắc, giúp nước này trở thành trung tâm gia công phần mềm lớn trên thế giới. Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình này để xây dựng một nền kinh tế số mạnh mẽ hơn.

Phổ cập AI vào giáo dục: Chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã sớm nhận ra tầm quan trọng của AI trong giáo dục và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này.

Trang bị kiến thức về AI góp phần thúc đẩy văn hóa đổi mới và khởi nghiệp trong giới trẻ Việt

Một trong những tác động lớn nhất của giáo dục AI là mở ra cơ hội việc làm mới. Theo ThS. Phạm Chí Thanh, AI không chỉ tạo ra các ngành nghề mới như lập trình viên AI, kỹ sư dữ liệu, chuyên gia phân tích dữ liệu hay chuyên gia đạo đức AI, mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực khác như y tế, tài chính, nông nghiệp và sản xuất.

"Việc trang bị kiến thức về AI từ sớm góp phần thúc đẩy văn hóa đổi mới và khởi nghiệp trong giới trẻ Việt Nam. Hiểu rõ về công nghệ AI giúp họ không chỉ là người sử dụng mà còn trở thành những người phát triển các thế hệ ứng dụng AI tiếp theo, thúc đẩy năng suất và hiệu quả kinh tế. Điều này tạo điều kiện để họ hiện thực hóa các dự án và ý tưởng khởi nghiệp, từ đó xây dựng các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu", ThS. Phạm Chí Thanh chia sẻ.

Phổ cập AI vào giáo dục: Chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số
Việc phổ cập AI trong giáo dục không chỉ là xu hướng, mà còn là chiến lược sống còn để Việt Nam bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0

Tại nhiều quốc gia, các chính sách hỗ trợ giáo dục AI đã giúp nâng cao tỷ lệ khởi nghiệp công nghệ. Chẳng hạn như Trung Quốc, họ đã xây dựng hàng loạt quỹ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu và phát triển AI, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Ở Hàn Quốc, chính phủ đã đầu tư 96,3 tỷ won (70 triệu USD) để cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và phát triển sách giáo khoa kỹ thuật số tại các trường công lập, nhằm khởi động việc dạy và học AI.

Trong khi đó, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực AI chất lượng cao. Theo số liệu của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), hơn 1.600 người Việt Nam đang học tập và làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến AI, nhưng chỉ có khoảng 700 người, trong đó có 300 chuyên gia, đang làm việc trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Để giải quyết điểm nghẽn này, nhiều trường đại học đã triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về AI. Đại học Bách Khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên tổ chức đào tạo hệ đại học ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo từ năm học 2019-2020, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng trong lĩnh vực này. Năm 2020, trường tiếp tục tuyển sinh ngành Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn được xếp vị trí thứ hai toàn cầu về số lượng người dùng nền tảng giáo dục trực tuyến miễn phí Khan Academy, cung cấp đa dạng nội dung học tập của các môn như Toán, Lập trình, Khoa học, Trí tuệ Nhân tạo... Đây cũng là một trong những nền tảng tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quy trình giao bài, đánh giá và quản lý cũng như cá nhân hóa trải nghiệm học tập của học sinh. Nhờ đó, giáo viên có thể dễ dàng sử dụng học liệu số miễn phí trên nền tảng trong giảng dạy, thực hiện giao bài, chấm điểm và đánh giá tự động, từ đó tiết kiệm thời gian soạn bài và nhanh chóng nắm bắt lực học của từng học sinh.

Những thực tế này đã cho thấy sự quan tâm và tiềm năng phát triển nguồn nhân lực AI từ sớm trong cộng đồng học tập Việt Nam.

Việc phổ cập AI trong giáo dục không chỉ là xu hướng, mà còn là chiến lược sống còn để Việt Nam bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0. Khi lực lượng lao động được trang bị kỹ năng AI từ sớm, Việt Nam sẽ không chỉ tận dụng được các cơ hội trong nền kinh tế số mà còn tạo ra những đột phá trong đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Như ThS. Phạm Chí Thanh khẳng định: "Chiến lược nuôi dưỡng một thế hệ trẻ thông thạo AI ở tầm quốc gia là khoản đầu tư dài hạn vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam định vị mình như một nhân tố năng động trong nền kinh tế số toàn cầu".

Tin bài khác
Ông Donald Trump xem xét áp thuế trả đũa các nước nhắm vào Big Tech Mỹ

Ông Donald Trump xem xét áp thuế trả đũa các nước nhắm vào Big Tech Mỹ

Quan chức Nhà Trắng cho biết ông Donald Trump đã yêu cầu cân nhắc áp thuế nhập khẩu để đáp trả thuế dịch vụ số và các chính sách bất lợi với doanh nghiệp Mỹ.
Hé lộ kích cỡ màn hình của iPhone gập

Hé lộ kích cỡ màn hình của iPhone gập

iPhone gập dự kiến sẽ là thiết bị di động sở hữu kích cỡ màn hình nhỏ gọn hơn đáng kể so với nhiều thiết bị gập khác đang có trên thị trường.
Cựu quản lý Samsung lĩnh án 7 năm tù vì rò rỉ công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc

Cựu quản lý Samsung lĩnh án 7 năm tù vì rò rỉ công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc

Hành vi này của cựu quản lý Samsung được tòa án đánh giá là gây tổn hại nghiêm trọng đến tính cạnh tranh công bằng trong ngành công nghiệp bán dẫn.
OpenAI cán mốc 400 triệu người dùng hàng tuần

OpenAI cán mốc 400 triệu người dùng hàng tuần

Số liệu người dùng tăng vọt kể từ đầu tháng 2/2025 cho đã cho thấy sản phẩm của OpenAI ngày càng được đón nhận nhiều hơn, nhờ nỗ lực cải tiến trí tuệ nhân tạo.
Chấm dứt kỷ nguyên Lightning, Apple khai tử iPhone 14, 14 Plus và iPhone SE 3

Chấm dứt kỷ nguyên Lightning, Apple khai tử iPhone 14, 14 Plus và iPhone SE 3

Không chỉ iPhone 14 và 14 Plus, iPhone SE thế hệ thứ ba cũng bị khai tử khỏi danh mục sản phẩm của Apple. Đây là mẫu iPhone cuối cùng còn sử dụng màn hình LCD.
OPPO Find N5 ra mắt với giá 47,5 triệu đồng

OPPO Find N5 ra mắt với giá 47,5 triệu đồng

Smartphone gập mỏng nhất thế giới, Find N5 cũng nâng cấp lớn về kích thước màn hình. Màn hình ngoài tăng lên 6,62 từ 6,4 inch của N3 và lớn hơn 6,3 inch của Z Fold6.
Hàn Quốc đầu tư tới 35 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới

Hàn Quốc đầu tư tới 35 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới

Trung tâm dữ liệu AI lớn nhất thế giới này của Hàn Quốc sẽ có công suất 3 GW, gấp ba lần dự án Stargate vừa được Tổng thống Mỹ công bố hồi cuối tháng 1.
Xanh SM cân nhắc gia nhập thị trường giao đồ ăn

Xanh SM cân nhắc gia nhập thị trường giao đồ ăn

Mạng lưới tài xế sẵn có từ mảng gọi xe và giao hàng là một nền tảng tốt để Xanh SM nhanh chóng mở rộng quy mô, nếu quyết định gia nhập thị trường giao đồ ăn.
Thị trường smartphone cao cấp chiếm 25% doanh số toàn cầu

Thị trường smartphone cao cấp chiếm 25% doanh số toàn cầu

Apple tiếp tục thống lĩnh thị trường với 67% thị phần trong phân khúc smartphone cao cấp, dù con số này đã giảm so với mức 72% của năm 2023.
Samsung sắp ra mắt mẫu Galaxy Z Flip FE giá

Samsung sắp ra mắt mẫu Galaxy Z Flip FE giá 'bình dân' hơn ?

Tương tự như các mẫu FE của dòng Galaxy S, Z Flip FE dự kiến sẽ là một phiên bản có giá cả phải chăng hơn, với một vài cắt giảm để giảm chi phí sản xuất.
Galaxy S24 FE: Vua AI Android

Galaxy S24 FE: Vua AI Android ''giá rẻ'' mức 13,5 triệu, đối thủ đáng gờm của iPhone 16e

Galaxy S24 FE được bán với giá 13,49 triệu đồng cho bản 8/128GB, giảm 3,5 triệu so với mức niêm yết và là mức giá rẻ kỷ lục cho 1 smartphone có AI thông minh.
iPhone 16e “giá rẻ” trang bị modem 5G, giá từ 16,99 triệu đồng

iPhone 16e “giá rẻ” trang bị modem 5G, giá từ 16,99 triệu đồng

iPhone 16e có thiết kế tương tự iPhone 13, với viền màn hình dày hơn so với iPhone 16 Pro. Máy vẫn sử dụng thiết kế tai thỏ cũ thay vì Dynamic Island.
Google phát triển tính năng tạo video ngay trên trợ lý ảo Gemini ?

Google phát triển tính năng tạo video ngay trên trợ lý ảo Gemini ?

Nếu được triển khai, đây sẽ là bước tiến quan trọng giúp Gemini trở nên toàn diện hơn, mở ra nhiều khả năng sáng tạo mới cho người dùng.
Trường Đại học đầu tiên miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho học viên sau đại học

Trường Đại học đầu tiên miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho học viên sau đại học

Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN tiên phong tại Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mạng xã hội X đàm phán gọi vốn theo định giá 44 tỷ USD

Mạng xã hội X đàm phán gọi vốn theo định giá 44 tỷ USD

Theo Bloomberg, nếu gọi vốn thành công, đây sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy mạng xã hội X đang lấy lại niềm tin từ giới đầu tư sau giai đoạn mất kiểm soát.