Chủ nhật 11/05/2025 00:09
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Xét xử đại án TISCO: Thẩm vấn các bị cáo để làm rõ về khoản thiệt hại trong vụ án

14/04/2021 10:30
“Chủ đầu tư đã giải ngân hơn 4.400 tỉ đồng, số tiền đã thanh toán cho các nhà thầu là hơn 2.100 tỉ đồng, vậy số còn lại 2.300 tỉ đồng đang ở đâu?”

2.300 tỉ đồng đang nằm ở đâu?

Ngày 13/4, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo để làm rõ về khoản thiệt hại trong vụ án.

Các bị cáo tại phiên tòa

Các bị cáo tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử (HĐXX), đại diện Viện Kiểm sát, các luật sư đã đặt câu hỏi nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo trong vụ án, trong đó tập trung làm rõ sai sót của từng bị cáo trong việc không chỉ đạo dừng hợp đồng khi đối tác vi phạm thỏa thuận.

Các cơ quan tố tụng xác định, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO - doanh nghiệp có cổ phần nhà nước, bị thiệt hại khoản tiền hơn 830 tỉ đồng do chậm tiến độ. Tuy nhiên, đến nay chưa ai có đơn yêu cầu bồi thường.

Cáo trạng của cơ quan công tố xác định, năm 2007, chủ đầu tư TISCO đã ký hợp đồng EPC số 01 có trị giá 160 triệu USD với Tập đoàn khoa học công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) để xây dựng nhà máy thép thuộc dự án mở rộng sản xuất trong vòng 30 tháng.

Quá trình thực hiện Dự án, tổng thầu MCC để xảy ra nhiều vi phạm khi chậm tiến độ, rút hết người về nước, đồng thời nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và tăng giá không có cơ sở. Thay vì xử lý trách nhiệm nhà thầu như thỏa thuận ban đầu, lãnh đạo TISCO và Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS khi đó đã thỏa hiệp với MCC, tách phần C của hợp đồng EPC và trực tiếp ký với nhà thầu phụ.

Tuy nhiên, cả thầu chính và thầu phụ sau đó đều bỏ cuộc khiến dự án đình trệ. TISCO đã rót vào dự án 4.423 tỉ đồng, phần lớn là vay ngân hàng. Do dự án chậm tiến độ nên chủ đầu tư phải trả khoản lãi vay hơn 830 tỉ đồng, được xác định là thiệt hại trong vụ án.

Trả lời câu hỏi của HĐXX về khoản thiệt hại của Dự án, đại diện TISCO (được triệu tập đến phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự) thừa nhận đây là số tiền lãi đã trả cho các ngân hàng, nhưng dự án vẫn đang triển khai nên chưa phải thiệt hại cuối cùng. Đáng chú ý, đại diện TISCO đề nghị HĐXX xem xét lại tư cách tham gia phiên tòa của doanh nghiệp này với lý do TISCO đang là nguyên đơn dân sự nhưng theo quy định pháp luật thì nguyên đơn dân sự phải có đơn yêu cầu bồi thường và đến nay TISCO vẫn chưa có đơn.

Trước câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa TISCO có 65% vốn nhà nước nên trong số tiền lãi phải trả có cả tiền nhà nước; các thiệt hại khác, cơ quan điều tra đang làm rõ theo quy định. Vậy phía TISCO có chấp nhận con số thiệt hại? Đại diện TISCO không trả lời trực tiếp mà cho biết sẽ trình bày thêm trong phần tranh luận.

Bị cáo Nguyễn Chí Dũng trả lời Hội đồng xét xử

Bị cáo Nguyễn Chí Dũng trả lời Hội đồng xét xử. (Ảnh: TTXVN)

Cũng liên quan đến những khoản tiền thiệt hại trong vụ án, luật sư bào chữa cho bị cáo Mai Văn Tinh (là cựu Chủ tịch VNS), hỏi đại diện TISCO: “Chủ đầu tư đã giải ngân hơn 4.400 tỉ đồng, số tiền đã thanh toán cho các nhà thầu là hơn 2.100 tỉ đồng, vậy số còn lại đang ở đâu?”. Đại diện TISCO từ chối trả lời vì cho rằng việc này thuộc các phòng ban chuyên môn.

Khi tiếp tục bị luật sư truy hỏi về số tiền này có thể nằm trong ngân hàng để sử dụng lấy lãi khắc phục thiệt hại hay không, thì đại diện TISCO cũng chỉ nêu thông tin chung về hợp đồng EPC, trong đó phần E trị giá hơn 3 triệu USD, phần P là hơn 114 triệu USD và C là hơn 42 triệu USD. “Trong các hạng mục EPC này, phía TISCO đã thanh toán trên 90%. Tôi chỉ có thể thống kê vậy”, đại diện TISCO đáp, đồng thời tiếp tục khẳng định TISCO không có đơn yêu cầu bồi thường hoặc đơn khởi kiện trong vụ án này, kể từ giai đoạn điều tra cho đến nay.

Trong một diễn biến khác, bị cáo Đỗ Văn Hòa (là cựu Kế toán trưởng TISCO), đề nghị HĐXX xem xét lại việc xác định thiệt hại trong vụ án. Theo bị cáo Hòa, khoản tiền 830 tỉ đồng TISCO trả cho các ngân hàng là lãi thông thường, không phải phát sinh trả chậm. Mặt khác, khoản tiền vay các ngân hàng là phục vụ cho toàn bộ Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, vốn có nhiều dự án thành phần, chứ không phải riêng phần dự án đã ký với nhà thầu Trung Quốc.

Không ai có ý kiến đề xuất dừng hợp đồng

Cũng trong phiên xét hỏi ngày 13/4, HĐXX và đại diện Viện Kiểm sát, các luật sư đã đặt câu hỏi nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo trong vụ án, trong đó tập trung làm rõ sai sót của từng bị cáo trong việc không chỉ đạo dừng hợp đồng khi đối tác vi phạm thỏa thuận.

Bị cáo Mai Văn Tinh - nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam - VNS bị dẫn giải tới phiên tòa

Bị cáo Mai Văn Tinh - nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS bị dẫn giải tới phiên tòa.

Trả lời HĐXX, bị cáo Mai Văn Tinh (nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS) cho biết, khi nhà thầu MCC (Tập đoàn luyện kim Trung Quốc) vi phạm hợp đồng, bị cáo đã không chỉ đạo dừng hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, bởi thời điểm đó, không ai có ý kiến đề xuất dừng hợp đồng. Mặt khác, cấp dưới lại có đề xuất tìm cơ chế đặc thù để giải quyết Dự án theo hướng tốt nhất, nhanh nhất.

Về việc giới thiệu Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) để thực hiện phần C trong hợp đồng EPC số 01#, bị cáo Mai Văn Tinh khai vừa làm theo sự giới thiệu của cấp trên, vừa căn cứ vào văn bản của TISCO trình lên. Bị cáo Tinh cũng cho rằng thẩm quyền chọn nhà thầu phụ thuộc về nhà thầu chính MCC chứ không phải của VNS.

Trong việc thay đổi cơ cấu đầu tư, tăng chi phí phần C, bị cáo Mai Văn Tinh cho rằng không làm tăng tổng vốn đầu tư mà chỉ điều chỉnh giá; đồng thời khẳng định, mọi việc liên quan đến Dự án này, VNS không được tự quyết mà phải xin phép bộ chủ quản là Bộ Công Thương. Còn trách nhiệm trực tiếp quản lý Dự án thuộc về TISCO.

Cũng về vấn đề dừng hợp đồng khi nhà thầu MCC có vi phạm, khi trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trần Trọng Mừng (nguyên Tổng giám đốc TISCO) lại cho biết bị cáo đã ký tờ trình hội đồng quản trị, sau đó có gửi văn bản kiến nghị Bộ Công Thương và VNS xin xem xét chỉ đạo dừng dự án, thu hồi tiền tạm ứng và yêu cầu nhà thầu MCC bồi thường.

Tuy nhiên, bị cáo Mừng cho biết, bị cáo không nhận được bất kỳ văn bản phúc đáp nào từ Bộ Công Thương và VNS.

Bị cáo Trần Trọng Mừng cũng cho biết, trong giai đoạn từ 2007 - 2009, bị cáo tham gia dự án, tất cả mọi chủ trương bị cáo đều xin ý kiến của các cấp lãnh đạo và thực hiện theo chỉ đạo từ cấp trên.

Trong việc giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ thực hiện phần C thuộc hợp đồng EPC số 01#, bị cáo Mừng thừa nhận có trách nhiệm khi không thẩm định, điều tra mà tin vào sự giới thiệu của cấp trên và báo cáo của cấp dưới khi nói rằng đã khảo sát xong.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, khi MCC vi phạm hợp đồng, bị cáo Trần Trọng Mừng đã không xem xét dừng, chấm dứt hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, áp dụng điều khoản phạt hợp đồng, báo cáo người có thẩm quyền xem xét để hủy đấu thầu, tổ chức đấu thầu lại theo quy định, để đảm bảo hiệu quả và tiến độ của dự án mà lại chỉ đạo đàm phán với MCC để tách phần C ra khỏi Hợp đồng EPC số 01#, TISCO tổ chức thực hiện và chịu rủi ro; ký các văn bản báo cáo VNS và Bộ Công Thương đề nghị báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh giá đối với phần C của hợp đồng; giới thiệu và chấp thuận VINAINCON không đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C theo đơn giá...

Khi được TISCO báo cáo việc MCC vi phạm hợp đồng, bị cáo Mai Văn Tinh đã không chỉ đạo xem xét dừng, chấm dứt hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, áp dụng điều khoản phạt hợp đồng, xem xét để hủy đấu thầu, tổ chức đấu thầu lại theo quy định, để đảm bảo hiệu quả và tiến độ của Dự án.

Không những thế, bị cáo Tinh còn chỉ đạo đàm phán với MCC để giải quyết các phát sinh của Hợp đồng EPC số 01#; trực tiếp ký các văn bản đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho điều chỉnh chi phí (dự toán) phần C của Hợp đồng EPC số 01#; ký văn bản đề nghị Chính phủ đồng ý chủ trương chấp thuận VINAINCON không đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C, cho phép chủ đầu tư được thực hiện phần C theo đơn giá điều chỉnh.

Ngày 14/4, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên tiếp tục diễn ra phần xét hỏi.

Trần Linh (T/h)

Tin bài khác
Làm rõ khái niệm "người có ảnh hưởng" trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi

Làm rõ khái niệm "người có ảnh hưởng" trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi

Lần đầu tiên, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi đã đưa ra định nghĩa chính thức về “người có ảnh hưởng” – bao gồm chuyên gia, người có uy tín hoặc cá nhân được xã hội quan tâm trong các lĩnh vực cụ thể.
Phú Thọ: Bắt khẩn cấp hai đối tượng khai thác khoáng sản trái phép ở Thanh Sơn

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp hai đối tượng khai thác khoáng sản trái phép ở Thanh Sơn

Ngày 9/5, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh giữ và bắt khẩn cấp Lê Hoàng Thắng (SN 2002) và Hoàng Hải Long (SN 2003), cùng trú tại xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Phú Thọ: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo "nóng" vụ khai thác đất trái phép ở xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Phú Thọ: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo "nóng" vụ khai thác đất trái phép ở xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Ngày 9/5, UBND tỉnh Phú Thọ ra văn bản số 2283 /UBND-NNTN về việc kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động khai thác đất đắp nền trái phép tại xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn.
Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, người lao động sẽ có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.
Tăng cường hậu kiểm, siết chặt quản lý vốn điều lệ để ngăn chặn doanh nghiệp ma

Tăng cường hậu kiểm, siết chặt quản lý vốn điều lệ để ngăn chặn doanh nghiệp ma

Thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp thành lập doanh nghiệp ma, sử dụng “vỏ bọc” doanh nghiệp để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Thu hồi 9 loại mỹ phẩm của Công ty Linh Anh

Thu hồi 9 loại mỹ phẩm của Công ty Linh Anh

Ngày 8/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành văn bản số 1265/QLD-MP, đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc đối với 9 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại tổng hợp & dịch vụ Linh Anh, trụ sở tại khu 5, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ. Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Hà Nội mở đợt cao điểm truy quét thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng

Hà Nội mở đợt cao điểm truy quét thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng

Trước tình trạng sản xuất và buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Chính sách thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ công chức là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Thủ đô 2024 và cụ thể hóa tại Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND vừa được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN, quy định về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước bởi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Đồng Nai siết chặt quản lý nhà ở xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm

Đồng Nai siết chặt quản lý nhà ở xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm

Trước tình trạng mua, thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng diễn ra tại TP. Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo chính sách an sinh được thực thi đúng mục tiêu.
Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Ngày 15/6/2025, Thông tư 003/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ sẽ chính thức có hiệu lực, hướng dẫn cụ thể việc quản lý lao động, cách tính tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Hải quan căng mình kiểm soát

Gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Hải quan căng mình kiểm soát

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Cục Hải quan thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-NHNN, quy định cụ thể về việc cấp Giấy phép lần đầu và cấp đổi Giấy phép hoạt động cho các quỹ tín dụng nhân dân.
Phú Thọ: Xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Phú Thọ: Xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Theo chỉ đạo từ Công điện số 55/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm nạn sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.