VNPay trở thành kỳ lân công nghệ thứ 2 của Việt Nam với định giá trên 1 tỷ USD
- Khởi nghiệp
- 08:34 27/11/2020
DNHN - Theo báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020, VNPay chính thức trở thành kỳ lân công nghệ thứ 2 tại Việt nam sau VNG, tức là startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.
VNPay vốn được nhiều người biết đến với mạng lưới thanh toán bằng mã QR, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ứng dụng này hợp tác với 22 ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm những nhà băng lớn như Agribank, Vietcombank, VietinBank, và BIDV.
Thông qua các ứng dụng ngân hàng, VNPay thu hút hơn 15 triệu người dùng hoạt động hàng tháng với các chức năng như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, đặt vé xe buýt và mua thực phẩm tươi sống hàng ngày.
VNPay được cho là chính thức đạt trạng thái “kỳ lân” sau vòng gọi vốn năm ngoái từ Softbank Vision Fund và quỹ đầu tư nhà nước GIC. Vậy là sau VNG, Việt Nam đã có kỳ lân thứ hai. Trước đó, VNG là kỳ lân đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Internet, dựa trên nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ tới người dùng đầu cuối.
Trong toàn khu vực Đông Nam Á, VNPay và VNG hiện xếp cùng hàng ngũ với 11 kỳ lân công nghệ gồm: Bigo, Bukalapak, Gojek, Grab, Lazada, Razer, OVO, Sea Group, Traveloka và Tokopedia. Trong số này, chỉ mới có Grab và GoJek được gọi là “siêu kỳ lân” khi được định giá trên 10 tỷ USD. VNG sau 5 năm trở thành kỳ lân giá trị doanh nghiệp cũng tăng đến hơn 50%, nay được định giá khoảng từ 1,5-1,7 tỷ USD, tuy nhiên con số này so với các kỳ lân khu vực vẫn còn khá khiếm tốn.
12 startup kỳ lân trong khu vực Đông Nam Á.
Nhìn chung, các kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đều đang được hưởng lợi trong bối cảnh nhu cầu mua sắm, giải trí trực tuyến của người dân gia tăng mạnh do dịch bệnh. Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Phillipines hiện đã có thêm 40 triệu người dùng mới, qua đó nâng tổng số người sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong khu vực lên 400 triệu, chiếm 70% dân số.
Các chuyên gia ước tính, tổng giá trị giao dịch của các nền kinh tế số Đông Nam Á trong năm nay có thể đạt 155 tỷ USD, tương đương với năm ngoái, trước khi dịch bệnh xảy ra.
Nhận được đầu tư khủng nhưng VNPay cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Việt Nam. Hiện tại đã có 37 nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính được cấp phép khiến thị trường trở nên đông đúc. Trong số đó, 34 nhà cung cấp ví điện tử hiển nhiên đều có giấc mơ sẽ lặp lại thành công giống như Alipay hay Wechat Pay ở Trung Quốc.
Để thu hút được người dùng và các nhà bán hàng, các nhà cung cấp ví điện tử – trong đó có cả VNPay – ở Việt Nam phải “đốt tiền” để giảm giá và tiếp thị. Sự cạnh tranh tập trung vào việc công ty nào có thể xây dựng một hệ sinh thái đủ thu hút với cả người dùng và người bán.
TH
Tin liên quan
#VNPay

Câu chuyện kinh doanh của startup kỳ lân thứ hai của Việt Nam
Theo báo cáo kinh tế số E- Conomy SEA năm 2020 của Google, công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) là một trong 12 kỳ lân của khu vực Đông Nam Á. Như vậy, sau VNG, Việt Nam đã có startup thứ hai được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Giấc mơ kết nối doanh nhân toàn thế giới của Fardad Zabeitian
“Tôi biết giao tiếp quan trọng như thế nào trong môi trường kinh doanh” - CEO của KUDO, startup chuyên cung cấp các thiết bị ngôn ngữ cho doanh nhân toàn thế giới.
Bill Gates và "Iron Man" hợp tác tài trợ cho công ty khởi nghiệp năng lượng
Turntide Technologies, một công ty ở Thung lũng Silicon đã huy động được 80 triệu đô la tài trợ bởi Breakthrough Energy Ventures, một quỹ công nghệ thông minh do tỷ phú Bill Gates đứng đầu.
Startup công nghệ bất động sản Citics nhận vồn đầu tư 1 triệu USD
Nền tảng công nghệ bất động sản Citics vừa huy động được 1 triệu USD trong vòng pre-series A, số tiền này được huy động từ một nhóm các nhà đầu tư trong nước, quốc tế.
Công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp ở một huyện nghèo Phú Thọ
Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, giai đoạn 2016 – 2020, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã mở 56 lớp đào tạo sơ cấp nghề cho gần 1.500 học viên. Trong đó có 28 lớp đào tạo về nông nghiệp, 28 lớp đào tạo phi nông nghiệp.
Những lời khuyên để khởi nghiệp từ người sáng lập công ty trị giá hàng tỷ đô la
Josh Tetrick - Người sáng lập công ty 9 năm tuổi khẳng định để Eat Just trở thành công ty tỷ đô không phải là một hành trình dễ dàng và có 4 lời khuyên để chia sẻ với các doanh nhân có mong muốn khởi nghiệp tương tự.
Kỳ lân lân Israeli tăng 75% vốn tài trợ trong vòng 6 tháng
Chỉ hai tháng sau khi Papaya Global hoàn thành vòng tài trợ B nhận về 40 triệu đô la đầu tư, kỳ lân Israeli lại một lần nữa bùng nổ trước nhu cầu đầu tư vào mảng nhân lực của nhiều nhà đầu tư.
Startup truyền thông Việt Nam được rót vốn 700.000 USD từ quỹ đầu tư Nhật
Bloomberg mới đây đưa tin, quỹ đầu tư mạo hiểm Genesia Ventures có trụ sở tại Nhật Bản đã dẫn đầu khoản đầu tư 700.000 USD vào startup Vietcetera Media của Việt Nam.
Nếu start-up đủ tốt, thì dù ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng xuống tiền
Giới đầu tư Đông Nam Á đã sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thế hệ khởi nghiệp (start-up) thứ hai, trong đó, Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường đầu tư lớn trong khu vực và thế giới.
Hiệu quả từ nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp phụ nữ thoát nghèo
Để phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, trong năm qua các cấp Hội phụ nữ trên cả nước đã không ngừng tìm tòi, đưa ra các hướng đi phù hợp để có cách phát triển kinh tế cho riêng mình.
Alibaba mua lại công ty khởi nghiệp về dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu ở Bangladesh HungryNaki
Theo NIkkei Asia, ngày hôm nay (4/3), tập đoàn Alibaba đã đạt được một thỏa thuận , theo đó họ sẽ mua lại phần mềm dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu của Bangladesh là HungryNaki.