Từ thành phố Manila đến Seoul, Citigroup kết thúc kỷ nguyên ngân hàng bán lẻ toàn châu Á

09:45 17/04/2021

Việc Citigroup quyết định bán phần lớn mảng kinh doanh bán lẻ tại châu Á sau hơn một thế kỷ hoạt động đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên tại một số thị trường.

Trụ sở chính của Citibank tại Kuala Lumpur. Ngân hàng Mỹ đang đóng cửa hoạt động kinh doanh bán lẻ ở Malaysia và một số quốc gia khác ở châu Á © Reuters

Trụ sở chính của Citibank tại Kuala Lumpur. Ảnh: Reuters.

CitiGroup dưới thời của Giám đốc điều hành mới Jane Fraser đang dần loại bỏ các mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả ở 13 quốc gia bao gồm Australia, Bahrain, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Ba Lan, Nga, Đài Loan và Thái Lan.

Trong khi đối với mỗi một quốc gia, các ngân hàng bản địa dường như đã mang tính biểu tượng, vì công dân của họ ngày càng được phục vụ bởi đa số các công ty trong nước, việc Citi rút lui cũng đồng thời với việc một tổ chức ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại một số khu vực đã bị loại bỏ và phần nào đã phá vỡ một trong những mạng lưới quốc tê rộng khắp các quốc gia. 

Các nhà phân tích và chủ ngân hàng kỳ vọng các đối thủ sẽ quan tâm đến việc mua một số doanh nghiệp mà Citi đang chuyển nhượng, chẳng hạn như các đơn vị ở Úc và Ấn Độ, nhưng họ cho rằng quá trình bán lại có thể diễn ra chậm chạp.

Ngân hàng này bắt đầu tiến vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu từ năm 1902. Citi hiện có 50.000 nhân viên tại 16 thị trường châu Á và phục vụ 17 triệu khách hàng tiêu dùng.

Michael Wu, một nhà phân tích tại Morningstar có trụ sở tại Hong Kong, cho biết: “Tác động thị trường từ việc rút tiền của Citi là không đáng kể. Một trong những ngân hàng được công nhận nhất trên thế giới sẽ không có sự hiện diện bán lẻ ở hầu hết thị trường châu Á , nhưng về mặt chiến lược là họ sẽ mở rộng phương thức quản lý tài sản và kinh doanh thể chế trong khu vực."

Thị trường ngân hàng tiêu dùng châu Á ngày càng làm tăng rủi ro cho các ngân hàng quốc tế, nơi họ đặt cược với su nghĩ rằng tốc độ phát triển nhanh chóng trong khu vực này sẽ thu hút hằng trăm nghìn khách hàng mong muốn được tiếp cận chuyên môn của họ.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã ưu ái các công ty trong nước và khiến các ngân hàng quốc tế khó mở rộng. Lãi suất thấp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và chi phí quản lý cùng chi phí cho nhân viên ngày càng tăng đã làm giảm biên lợi nhuận.

"Trong khi 13 thị trường đều đã có những doanh nghiệp xuất sắc và sự hiện diện của chúng tôi dường như là không cần thiết, vì vậy việc mở rộng quy mô là vô cùng khó khăn", Giám đốc điều hành Citi - Fraser cho biết.

Ngân hàng hôm thứ Ba ( 13/4) cho biết họ sẽ bán các nhượng quyền ngân hàng tiêu dùng của mình tại Úc, Bahrain, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Ba Lan, Nga, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Các doanh nghiệp được rao bán đã mang lại 4,2 tỷ USD trong tổng số 74,3 tỷ USD doanh thu mà Citigroup kiếm được vào năm ngoái cùng các hoạt động kinh doanh thua lỗ, ngân hàng cho biết trong một tuyên bố. Các doanh nghiệp đó có tổng tài sản là 76 tỷ đô la và phân bổ vốn là 7 tỷ đô la.

Thay vào đó, ngân hàng sẽ tập trung vào quản lý tài sản thông qua bốn trung tâm chính là: Singapore, Hong Kong, Dubai và London, với hơn 600 giám đốc sẽ được bổ sung tại các trung tâm Đông Á vào năm 2025.

Peter Babej, Giám đốc điều hành Citi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi sẽ đầu tư để phát triển thanh toán và kinh doanh ngân hàng tích hợp tại các trung tâm lơn như Hồng Kông và Singapore. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện thể chế của mình. Châu Á đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của công ty chúng tôi."

Tuy nhiên, khách hàng đang chuẩn bị tìm phương án thay thế và bày tỏ sự thất vọng trước động thái của Citi. Lấy trường hợp của Vivekh Kumar, một nhà sản xuất hóa chất ở thành phố Madurai, miền nam Ấn Độ.

“Tôi đã chọn thẻ tín dụng của Citi khi đi công tác quốc tế,” anh nói. "Khi Citi ra đi, tôi sẽ phải xem xét các công ty phát hành thẻ trong nước, và nó không mang lại cho tôi dịch vụ quốc tế tương tự như Citi. Phải nói rằng, tôi đã thấy Citi đã cố gắng vật lộn để cạnh tranh trên thị trường nội địa trong những năm gần đây."

Logo của Citibank được nhìn thấy trên một tòa nhà ở New York,
Logo của Citibank được nhìn thấy trên một tòa nhà ở New York,.

Citi là ngân hàng nước ngoài lớn nhất ở Ấn Độ, với 35 chi nhánh phục vụ 2,9 triệu khách hàng bán lẻ. Thị trường vẫn tạo ra cho Citi một khoản lợi nhuận đáng kể, và Giám đốc điều hành Ashu Khullar cho biết sẽ không có "thay đổi ngay lập tức đối với các hoạt động khác". 

Đồng nghiệp của ông ở Úc, Marc Luet, cho biết ngân hàng đã "nhận được lãi suất từ ​​một số người mua tiềm năng." Ngân hàng có 9,3 tỷ đô la dư nợ ở Úc.

Hoạt động ngân hàng tiêu dùng của Citi ở những nơi khác trong khu vực thường không mấy thành công.

Tại Trung Quốc, nơi ngân hàng mở văn phòng vào năm 1902 và là một trong những tổ chức tài chính quốc tế đầu tiên thành lập tại địa phương vào năm 2007, nó đã có mặt tại 12 thành phố. Tuy nhiên, họ đã thành công hơn trong lĩnh vực ngân hàng thể chế.

Koo Kyung-hoe, nhà phân tích tại SK Securities, cho biết việc người cho vay rút khỏi ngân hàng tiêu dùng Hàn Quốc sẽ có tác động không đáng kể và cho rằng Citi sẽ đấu tranh để bán mảng kinh doanh tập trung vào thế chấp khi thị trường "bão hòa".

Citi vào năm 2004 đã trả 2,7 tỷ USD để mua lại Ngân hàng KorAm, khi đó có 200 chi nhánh trên khắp Hàn Quốc. Kể từ đó họ đã cắt giảm số lượng chi nhánh.

Tại Việt Nam, ngân hàng là một trong số ít các công ty nước ngoài nhưng phải vật lộn để giành được sức hút, họ bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các quy định chặt chẽ và sự khác biệt về chiến lược. Một câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Philippines, nơi ngân hàng này đã thành lập hoạt động ngân hàng cách đây 118 năm. Bên cho vay gần đây đã phải vật lộn để cạnh tranh với các công ty địa phương.

Các ngân hàng khác đã rời bỏ thị trường ngân hàng tiêu dùng châu Á trong những năm gần đây. Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand đã bán các đơn vị bán lẻ và quản lý tài sản của mình trên lục địa cho DBS vào năm 2016 sau khi cố gắng trong một thập kỷ để thành công.

Cùng năm đó, Barclays bán mảng kinh doanh ngân hàng tư nhân của mình ở Singapore và Hồng Kông cho OCBC như một phần của quá trình tái cơ cấu, trong khi DBS cũng mua lại ngân hàng tư nhân châu Á của Societe Generale vào năm 2014.

Ngân hàng bán lẻ, hay còn gọi là ngân hàng của người tiêu dùng, là việc cung cấp các dịch vụ bởi một ngân hàng với công chúng, chứ không phải cho các công ty, các tập đoàn hoặc các ngân hàng khác, mà thường được mô tả như ngân hàng bán buôn.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)