TS Cao Sỹ Kiêm: Người làm công tác Hội cần sáng tạo, hy sinh và cống hiến

00:00 12/10/2020

Chúng tôi gặp ông vào một buổi chiều thu tại khu Tây Hồ. Ở cái tuổi đã xế chiều, sau khi bỏ lại tất cả những công việc, trọng trách để về sống chậm, tĩnh lặng với gia đình, theo dõi những biến động của đất nước, xã hội…để giờ đây khi nghĩ lại những trải nghiệm trong suốt quá trình rất dài cống hiến, đóng góp dường như ông bằng lòng, hạnh phúc,ung dung tự tại của một người được cộng đồng doanh nghiệp mệnh danh là “Người đàn ông tài chính”.

Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm

TS. Cao Sỹ Kiêm là một chính khách nổi tiếng, ông từng làm Bí Thư Huyện ủy Thái Thụy (Thái Bình), Giám đốc Ngân hàng tỉnh Thái Bình rồi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhiều năm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á, nhiều khóa là Đại biểu Quốc hội… Những cống hiến của ông ở nghành ngân hàng là đã tổ chức triển khai thác nội lực, khả năng tài chính trong dân để thành lập được những Quỹ Tín dụng Trung ương theo mô hình của Canada, là cơ quan bám rễ đến tận xã, công đoàn ngành.

Thực tiễn trải nghiệm tại cơ sở rồi công tác tại Trung ương ông đã biết và thấu hiểu được ngóc ngách các vấn đề của địa phương, doanh nghiệp, của việc làm chính sách, tổ chức như thế nào... Ở mỗi vị trí công tác, ông không ngừng đặt câu hỏi cho bản thân:“Tiếp theo nên làm gì?” và đúc rút lại ở trạm dừng chân cuối cùng của ông là sự ra đời Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).

Nhớ lại những thời kỳ đầu “manh nha” thành lập VINASME, ông kể lại cho chúng tôi nghe bằng giọng hào hứng, ánh mắt đầy hoài niệm: Với bề dày hoạt động trên các lĩnh vực, tôi có điều kiện tập hợp, khái quát hơn về những việc chưa được, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mà thực trạng bấy giờ, những doanh nghiệp lớn, hoạt động có nền nếp thì Phòng Thương mại Công thương đã quản lý rồi nên không còn sân cho mình nữa. Tôi cùng anh Đinh Hạnh, anh Nguyễn Văn Thân thống nhất với nhau chọn lĩnh vực rộng nhất, đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thời đấy tất cả các nước, kể cả những nước công nghiệp phát triển đều có 90 - 95 % là DNNVV. Cơ sở để tôi trình đề án lên Chính phủ là doanh nghiệp Việt Nam 90 - 95% là DNNVV, đóng góp 50% lao động, 50% xuất khẩu nhưng chỉ có 30% hoạt động được, 70% gần như là phá sản. Do vậy, rất cần có một tổ chức Hội để đồng hành, hỗ trợ cộng đồng DNNVV hoạt động ổn định và phát triẻn. Thông tin đó tôi đưa ra đầu tiên trong Hội đồng Tài chính tiền tệ quốc gia.

 “Lúc đầu Chính Phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải, các Bộ, các Uỷ ban nhà nước, những nhà chuyên gia, nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên. Đề ánthành lập Hiệp hội DNNVV Việt Nam sau đó đã làm nóng nghị trường Quốc hội, các địa phương rất đồng tình và đã được Chinh phủ phê duyệt”.

Sau khi thành lập, VINASME phải đối mặt với nhiều khó khăn và muốn đặt được nền móng vững chắc cho Hội thì phải giải quyết được bài toán kinh tế vì đã là Hội thì phải có những phong trào, nguồn thu thì không có, ngân sách cũng không có cho nên đây là cái khó nhất. Nhưng có một điều may mắn là bản thân TS. Cao Sỹ Kiêm lại có lợi thế là “quen” ngân hàng ông đã đề xuất với chính phủ và được hứa hẹn cấp cho kinh phí ban đầu, trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật. Có kinh phí, Hội  đã  trang bị được các phương tiện làm việc, trang thiết bị văn phòng, tiền thuê nhà và khi đó trụ sở của VINASNE đặt ở Trần Duy Hưng. TS Cao Sỹ Kiêm đã mời bốn ông làm ngân hàng thương mại sang làm 4 Phó chủ tịch Hiệp hội, đồng thời triển khai việc thu hút các chuyên gia, nhà quản lý trong các lĩnh vực, nghành nghề cùng với Hiệp hội tổng hợp chính sách, tham gia góp ý xây dựng khung pháp lý tháo gỡ các điểm nghẽn trong điều hành vĩ mô, vi mô hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa  trình lên Chính phủ, Quốc hội ....Về những việc này tôi có sở trường nên việc triển khai tương đối thuận lợi.

TS Cao Sỹ Kiêm chia sẻ, người làm công tác Hội phải phải say sưa trong hoạt động, cần có trách nhiệm, cần động não, suy nghĩ, thậm chí có một sự hy sinh rất lớn. Và một tố chất quan trọng của người làm công tác Hội là phải luôn luôn sáng tạo, luôn luôn có ý tưởng mới, bởi trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì có hàng triệu triệu tình huống. Để triển khai mạng lưới đến các tỉnh thành, lãnh đạo Hội phải trực tiếp xuống cơ sở phối hợp với lãnh đạo các tỉnh, thành để thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương. Sau đó cùng với ban lãnh đạo Hiệp hội địa phương nghiên cứu, phân tích đặc thù kinh tế, xã hội tại địa phương để phát triển hội viên và đề xuất các phương án hỗ trợ hoạt động cho doanh nghiệp hội viên.

TS Cao Sỹ Kiêm điều hành một cuộc họp

“Người làm công tác Hội phải dám đương đầu, mạnh dạn bởi chức năng của VINASNE là bảo vệ quyền lợi hội viên, thực tiễn có những cái rất mới, nhiều vướng mắc, có những cái phán ánh ngược lại đường lối chính sách nhưng nếu phân tích được, phản ánh lên cơ quan chức năng được thì sẽ giải quyết được hàng loạt mâu thuẫn, thậm chí giải quyết được cả các chính sách vĩ mô. Mâu thuẫn sẽ giúp cho tháo gỡ tốt hơn, động viên khích lệ tốt hơn cho nên kinh nghiệm cho thấy Hội càng sâu rộng, thì đòi hỏi cán bộ càng sáng tạo nhiều trong thực tế hoạt động. Nếu thành lập tổ chức Hội theo kiểu hình thức để lấy những vị trí chỗ đứng, hoặc có động cơ gì đấy thì phong trào sẽ dẹp ngay. Nó chỉ bùng lên nhất thời rồi sẽ bị dập tắt. Đây là những điều sâu sắc tôi trải nghiệm được trong quá trình 10 năm làm công tác Hội.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, trăn trở lớn nhất của người làm công tác Hội, ngoài vấn đề kinh phí hoạt động là công tác cán bộ. Không như các cơ quan nhà nước, cán bộ Hội khi nhiệt tình họ làm tích cực, mai có việc khác họ bỏ Hội ngay. Mà kinh phí đào tạo không có, tính nghề nghiệp, chuyên môn về công tác Hội không thể trong một sớm một chiều đào tạo được ngay. Những cơ chế, quy chế đặt ra phải phù hợp, chứ khắc khe quá thì họ không làm, rắc rối quá họ không làm vì họ chỉ làm kiêm chức thôi, vì bên cạch đó là doanh nghiệp của họ. Cán bộ phải nâng tầm thường xuyên, cập nhập, nắm được các tri thức kinh doanh tại mỗi giai đoạn thì mới tuyên truyền cho doanh nghiệp hội viên được.

Trầm lắng suy tư, ông thong thả tâm tình sau cả một quá trình làm công tác Hội và cho đến giờ đây, khi đã chấm dứt sứ mệnh của một lạnh đạo cao nhất của Hiệp hội thì điều làm ông tâm huyết nhất là: VINASNE là một tổ chức rất rộng, khả năng nội tại rất lớn, đặc biệt  trong thời buổi đất nước hội nhập. Vị trí DNNVV Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay không thể thay thế được. Nó có đặc điểm riêng biệt. Vừa yếu thế, vừa năng suất thấp, tính cạnh tranh kém, cho nên đối với thành phần kinh tế này phải có luật lệ riêng, mỗi thời kì thay đổi tùy tình hình. DNNVV hiện nay rất khác với DNNVV 10 năm trước. DNNVV hiện nay có thể hội nhập thế giới, cạnh tranh thế giới, mặc dù nó quy mô chỉ có 5-10 lao động. Vấn đề bây giờ là công nghệ, DNNVV có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cho nên phải có cơ chế, luật lệ riêng phù hợp với từng thời kì, khác với các thành phần khác. Nếu mang luật lệ, các cách chỉ đạo, điều kiện của các thành phần kinh tế khác để áp dụng theo kiểu đồng loạt thì DNNVV không cạnh tranh được, mất lợi thế ngay, vì nó không tương thích.

 “Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay mới tiến lên được một bước, tạo nên nền móng để tiến tới doanh nghiệp bình đẳng hơn, khai thác tốt hơn, đáp ứng những điều kiện cụ thể sát hơn. Nhưng giờ nó đang ở dạng điểm, những ngóc ngách của vấn đề, cơ chế, muôn vạn tình huống của doanh nghiệp, nhất là về hội nhập, áp dụng khoa học kĩ thuật, cạnh tranh thị trường thì chưa đạt được. Cho nên, đòi hỏi bây giờ là phải cụ thể hoá hơn nữa, tạo điều kiện hơn nữa, nâng trình độ của họ lên hơn nữa. Bây giờ, ta có Hiệp định EVFTA nhưng khả năng tổ chức thực hiện, khả năng cạnh tranh mình còn xa quá. Trước hết về chính sách của mình chưa đầy đủ, cơ chế hoạt động, hướng dẫn, tạo điều kiện chưa có. Thứ hai là con người, hiểu biết làm chưa đúng luật lệ quốc tế. Hàng loạt vấn đề đòi hỏi thì mình chưa đáp ứng được… có khi mình chưa hiểu nó như thế nào, chưa nói đến chuyện là làm như thế nào. Tất cả những cái này đòi hỏi người làm chính sách cũng như người làm công tác Hội phải chú ý”, TS Cao Sỹ Kiêm nói về những cơ chế, chính sách và những khó khăn cộng đồng DNNVV phải đối mặt.

Với tư duy đổi mới, sáng tạo, luôn đi trước, đón đầu, đặc biệt dám nghĩ dám làm và hết mình vì công việc, TS Cao Sỹ Kiêm - người đặt nền móng đầu tiên và cũng là Chủ tịch đầu tiên của VINASME đã xây dựng tổ chức Hội cho cộng đồng DNNVV Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh, đạt được nhiều thành tựu- trở thành “mái nhà chung” của các DNNVV. Phong trào tổ chức Hội được lan truyền rộng rãi tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. VINASME đã khẳng định được vị thế, trách nhiệm xã hội, minh chứng được thành quả đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế để dẫn đến sự thay đổi về tư duy, nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và giờ đây khu vực kinh tế tư nhân đã là thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế.

PV