Triển vọng và thiếu sót của vaccine Trung Quốc

15:36 01/06/2021

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua kiểm định đối với vaccine chống Covid-19 của Trung Quốc và cấp phép sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên đằng sau đó vẫn tồn tại mối lo ngại về mặt số liệu.

Một số vaccine chống Covid của Trung Quốc đã được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và dự kiến tới đây sẽ có thêm một dòng vaccine khác được cấp phép, mở rộng cánh cửa đến phân phối vaccine đến các quốc gia thu nhập thấp thông qua Sáng kiến Tiếp cận Toàn cầu Vaccine Covid-19 (COVAX). Các nhà khoa học cho rằng, những động thái trên sẽ củng cố niềm tin vaccine trên toàn thế giới. Hiện năm loại vaccine khác nhau của Trung Quốc tuy rằng chưa được sử dụng trên diện rộng tại các quốc gia phát triển nhưng đã sẵn sàng cho các chiến dịch tiêm chủng toàn cầu. Ông Firdausi Qadri, nhà nghiên cứu miễn dịch tại Trung tâm nghiên cứu bệnh dịch quốc tế Diarrhoeal tại Bangladesh, Dhaka cho biết, nhu cầu đặt mua và sử dụng vaccine của Trung Quốc là rất lớn.

Vaccine đầu tiên của đất nước tỉ dân là sản phẩm đến từ Tập đoàn dược phẩm Sinopharm. Một loại khác là CoronaVac được sản xuất bởi Công ty Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh. Cả năm loại vaccine của Trung Quốc đều đã thông qua WHO tuy nhiên những hoạt chất bên trong phần lớn là vi rút không hoạt động và chưa phổ biến tại các quốc gia phương Tây. Hiện có khoảng 243 triệu người đã tiếp cận với vaccine của hai công ty là Sinopharm và Sinovac trải khắp hơn 45 quốc gia. Rafael Araos, nhà vật lý kiêm nhà dịch tễ học tại Đại học Santiago cho biết, quan trọng là những vaccine nói trên được WHO hậu thuẫn, đây cũng được coi là tín hiệu đáng mừng cho các nhà phát triển vaccine và quốc gia trên thế giới trong tiến trình phổ cập tiêm chủng.

Tiềm năng 

WHO đã thông qua quá trình tiếp cận vaccine một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản xuất để có thể bán cho các tổ chức phương Tây. Bà Qadri cho biết: “Cho tới khi phổ cập tiêm chủng toàn cầu thì thế giới vẫn phải phụ thuộc vào số ít các quốc gia sản xuất vaccine”. Đồng thời, sáng kiến COVAX đã giải quyết được phần nào tình trạng thiếu nguồn cung vaccine và đảm bảo phân phối công bằng. Cho đến cuối tháng 4, COVAX mới chỉ vận chuyển 50 triệu trong số 2 tỷ liều vaccine trên toàn cầu năm 2021. Trong đó Ấn Độ đóng góp một tỷ liều vaccine Covishield do công ty trong nước sản xuất nhưng quá trình xuất khẩu đã bị ngưng trệ bởi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước. Hiện nay, số lượng vaccine được gửi tới COVAX để phân phối vẫn còn ít, số lượng vaccine của Pfizer vẫn còn hạn chế và không có vaccine nào của Johnson & Johnson’s. Vaccine mới của Moderna đã được chấp thuận vào ngày 30 tháng 4.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

“Trong bối cảnh thiếu nguồn cung vaccine như hiện nay, vai trò của vaccine Trung Quốc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết”, Gagandeep Kang, nghiên cứu vi rút tại trường Y Christian, Vellore, Ấn Độ kiêm thành viên nhóm cố vấn của WHO cho biết. Nhóm này đã có buổi trao đổi ngày 29 tháng 4 vừa qua nhằm đánh giá dữ liệu của hai loại vaccine Trung Quốc và sẽ sớm đưa ra khuyến cáo cho người sử dụng. Những vaccine có hoạt tính từ vi rút không kích hoạt thường không có hiệu quả mạnh như những loại thông thường tuy nhiên theo WHO đánh giá những loại này vẫn đạt 50% trong các trường hợp khẩn cấp, giữ vai trò quan trọng trong gảim áp lực nguồn cung ứng vaccine toàn cầu. Ông Murat Akova, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Haccepttepe nhận định: “Nếu tình hình không có chuyển biến khác thì tôi nghĩ rằng vaccine của Trung Quốc là lựa chọn không tồi”.

Tiếp cận toàn cầu và những thiếu sót

Lực lượng nghiên cứu của đất nước tỉ dân nằm trong những nhóm nghiên cứu vaccine chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên họ vẫn chưa công bố kết quả cụ thể, làm dấy lên lo ngại về những thông tin thiếu minh bạch sẽ làm trì trệ phân phối vaccine. Mặt khác, một số ý kiến khác cho rằng, việc thu thập dữ liệu cần thời gian và nguồn lực từ cả hai phía nhà cung cấp và phân phối trong nhiều tuần. Cho đến nay chỉ có Công ty Sinopharm đưa ra được thông tin tương đối cụ thể về vaccine hãng sản xuất. Đầu tháng 12 năm 2020, khối các Tiểu vương quốc Ả Rập và Bahrain đã chấp nhận vaccine này sau khi hơn 31 nghìn người tham gia vào công cuộc nghiên cứu tính hiệu quả của vaccine. Kết quả cho thấy sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine có hiệu quả tới 86% và không có ca tử vong.

Vaccine Trung Quốc đã có mặt tại các chiến dịch tiêm chủng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Quốc gia này đặt mục tiêu sản xuất khoảng 3 đến 5 tỷ liều vaccine trong năm nay và có thể hơn nếu đạt thỏa thuận sản xuất với các quốc gia khác. Tại nhiều quốc gia như Brazil, Turkey và Chile, vaccine sản xuất tại Trung Quốc là lựa chọn duy nhất, đạt 80 đến 90% số lượng tiêm chủng trên diện rộng. Nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên đã khẳng định những hiệu quả tích cực có thể nhìn thấy của vaccine trong công cuộc khống chế dịch bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng các nhà nghiên cứu mong muốn nguồn dữ liệu chi tiết và cụ thể hơn nhằm kế hoạch hóa khả năng đưa vaccine vào tiêm chủng cho tùy từng đối tượng khác nhau bao gồm người già, trẻ em, phụ nữ có thai,...Bên cạnh đó, giới khoa học quan tâm đến phản ứng miễn dịch, thời gian vaccine có hiệu lực cùng nhiều yếu tố khác.

TL