
Tội phạm tiền kỹ thuật số đánh cắp 14 tỷ USD trong năm 2021
Những tội phạm mạng hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số đã thu về được số tiền kỷ lục 14 tỷ USD trong năm 2021.
Đây là số liệu mới nhất được công ty phân tích Chainalysis đưa ra ngày 6/1 trong bối cảnh các nước đang kêu gọi tăng cường kiểm soát lĩnh vực tiền kỹ thuật số vốn đang tăng trưởng nhanh chóng.
Theo báo cáo của Chainalysis, tiền kỹ thuật số đổ vào các địa chỉ ví điện tử liên quan tới các hoạt động phi pháp bao gồm lừa đảo, thị trường chợ đen và sử dụng mã độc tống tiền (ransomware) đã tăng 80% so với 1 năm trước đó. Các giao dịch liên quan tới các địa chỉ phi pháp chỉ chiếm 0,15% tổng lượng giao dịch tiền kỹ thuật số - mức thấp nhất từ trước tới nay. Trong năm ngoái, tổng lượng giao dịch tiền kỹ thuật số đạt 15.800 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với 1 năm trước.

Các cơ quan giám sát tài chính và các nhà hoạch định chính sách từ Mỹ đến Đức đều lo ngại nguy cơ các đồng tiền kỹ thuật số bị lợi dụng để rửa tiền. Chainalysis đã cảnh báo hành vi lạm dụng đồng tiền kỹ thuật số tạo ra trở ngại lớn cho việc lưu hành những đồng tiền này, làm gia tăng khả năng chính phủ các nước áp đặt biện pháp hạn chế trong khi nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất là người dân vô tội trên khắp thế giới.
Chainalysis cũng chỉ ra, một trong những yếu tố thúc đẩy sự gia tăng tội phạm liên quan tới tiền kỹ thuật số là sự bùng nổ của các hành vi lừa đảo và trộm cắp trên các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Xét tổng thể, số tiền bị đánh cắp liên quan tới tội phạm tiền kỹ thuật số đã tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2020, với số tiền kỹ thuật số trị giá 3,2 tỷ USD bị đánh cắp trong năm 2021.
Khoảng 2,2 tỷ USD trong số đó, chiếm khoảng 72%, đã bị đánh cắp từ các trang web DeFi - chuyên cung cấp cho vay, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác mà không thông qua ngân hàng. Hành vi lừa đảo trên các nền tảng Defi đã gây thiệt hại số tiền kỹ thuật số ước tính lên tới 7,8 tỷ USD, tăng 82%.
Các tài sản kỹ thuật số, từ đồng bitcoin đến các token (chữ ký số) được mã hóa thành những con số, đã bùng nổ vào năm 2021 khi thu hút lượng lớn các nhà đầu tư và các công ty lớn. Những người mới tham gia bị “mờ mắt” với những lời hứa kiếm được lợi nhuận nhanh chóng khi đầu tư vào tiền kỹ thuật số, cũng như hy vọng rằng đồng bitcoin là hàng rào chống lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, các đồng tiền kỹ thuật số vẫn phải tuân theo các quy định chắp vá, khiến các nhà đầu tư có rất ít khả năng chống lại các loại hình tội phạm.
Theo Báo Tin tức
- TP.HCM muốn bổ sung tiền cho phục hồi kinh tế
- Sửa đổi lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt
- BIDV giảm 50% phí giao dịch tài trợ thương mại và chuyển tiền quốc tế trên iBank
- Vĩnh Phúc: Mạnh tay thu hồi hơn 311 ha đất dự án chậm tiến độ
- 3 loại ví tiền điện tử phổ biến nhất thế giới
Cùng chuyên mục


Khởi tố thêm 4 bị can thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam bị phạt và truy thu gần 7.5 tỷ đồng

Thanh Hóa: Xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép

Ngăn chặn việc chiếm dụng vốn qua hình thức đặt cọc bất động sản
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản