Tình cảnh ngành công nghiệp chip toàn cầu hiện ra sao?

11:29 06/07/2021

Thiếu chip, thiếu lõi không phải câu chuyện ngày một ngày hai và đã nhiều lần đẩy ngành công nghiệp chip toàn cầu vào thế bí.

Sự hỗn loạn trong ngành công nghiệp chip toàn cầu

Vào đầu năm nay, toàn bộ ngành công nghiệp chip đã chìm trong cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung sản xuất, nhiều “gã khổng lồ” đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhà sản xuất chip nội địa SMIC đã đẩy nhanh tốc độ, không chỉ mở rộng năng lực sản xuất chip 28nm mà còn tìm kiếm những đột phá trong quy trình sản xuất tiên tiến.

TSMC, công ty sản xuất chip toàn cầu, gần đây đã phải đối mặt với tình thế khó xử kép vừa mất đơn đặt hàng từ Huawei vừa phải giải quyết năng lực sản xuất eo hẹp. Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn luôn cố gắng điều chỉnh thông qua củng cố mối quan hệ hợp tác Trung - Mỹ, thành lập các nhà máy tại Hoa Kỳ nhằm ổn định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là “tham vọng Hoa Kỳ” đã bị bại lộ, TSMC bị liệt vào danh sách đen của nước này.

Nhà sản xuất chip Qualcomm cũng gặp phải những thách thức gay gắt trên thị trường. MediaTek, vốn luôn là một ẩn số, đã bất ngờ tận dụng thị trường chip cấp thấp để vượt mặt “ông lớn”. Thậm chí, chưa hài lòng với thị trường hiện có, MediaTek đã chủ động hợp tác với TSMC tiến đến sản xuất chip 4nm. Còn đối với “gã khổng lồ” thiết kế chip nội địa Huawei thì càng khó khăn hơn khi mảng kinh doanh điện thoại di động trong tình cảnh sa sút. Số lượng chip lưu trữ trong kho cạn kiệt từng ngày, khủng hoảng nguồn cung khiến Huawei nơm nớp lo sợ tình trạng thiếu lõi. Mặc dù các công đoạn liên quan đến chip HiSilicon vẫn diễn ra một cách trật tự nhưng thế giới bên ngoài thì rõ ràng không đặt nhiều niềm tin vào Huawei. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Mối lo ngại thương vụ mua lại trị giá 40 tỷ

Ngoài những khó khăn trong sản xuất chip, tình thế của Huawei còn nghiêm trọng hơn. Mọi thứ bắt đầu với thương vụ mua lại 40 tỷ của Nvidia. Tháng 9 năm ngoái, Nvidia đã đạt được thỏa thuận với Softbank của Nhật Bản, cụ thể hãng này đã bán Công ty ARM của mình cho Nvidia. Trước đó, SoftBank duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các công ty công nghệ chủ đạo trên thị trường như Apple A series, Qualcomm Snapdragon series và Huawei HiSilicon chip, tất cả đều được thiết kế dựa trên kiến ​​trúc ARM. Như vậy, một khi thương vụ mua lại hoàn thành, Nvidia sẽ phủ bóng đen lên sự phát triển tiếp theo của Huawei HiSilicon.

Điều đáng chú ý là thương vụ mua bán này không hề thuận buồm xuôi gió, bởi mọi công ty phương Tây đều nhận thức được rằng nếu Nvidia nắm giữ ARM thì rất có thể sẽ can thiệp vào hoạt động kinh doanh ban đầu của công nghệ này, dấy lên lo ngại trong cộng đồng công nghệ toàn cầu. Hơn nữa, nếu muốn thành công, Nvidia cần qua khâu kiểm duyệt của nhiều quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh và Trung Quốc phản đối điều này. Viện sĩ Trung Quốc Ni Guangnan thậm chí còn tuyên bố công khai rằng cần phải ngăn chặn Nvidia mua lại ARM, bởi ai cũng biết rằng nếu mọi thứ suôn sẻ, những công ty như Huawei có khả năng phải đối mặt với sự đối xử không công bằng và muốn có được chip ủy quyền cấu trúc sẽ rất khó khăn. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Các “gã khổng lồ chip” chống lại Huawei

Trên thực tế, một số công ty Mỹ không mấy lạc quan về triển vọng của thương vụ sáp nhập này dựa trên lợi ích của chính họ, cả Qualcomm và Apple đều bày tỏ quan điểm phản đối. Nhưng tình thế đã thay đổi, người đứng đầu Nvidia bất ngờ tuyên bố sẽ không có gì to tát nếu không thể hoàn tất việc mua lại.

Đầu tiên là việc Qualcomm tuyên bố sẵn sàng đóng góp kinh phí để giúp đỡ ARM. Ngay sau đó, 3 “ông lớn” ngành chip quốc tế là Broadcom, Meiman và MediaTek đã công khai bày tỏ thiện chí ủng hộ việc sáp nhập trong khi cả 3 đều là khách hàng của ARM. Rõ ràng, những “gã khổng lồ” này hiện đang đối đầu với Huawei. Thương vụ ARM và Nvidia được gọi là bước ngoặt mua lại quan trọng trong ngành. Nhưng đối với Huawei chắc chắn sẽ phản đối đến cùng.

TL