Thị trường Blockchain trên toàn cầu
Tiền mã hóa được hình thành, phát triển từ những năm 1990 và bắt đầu được giao dịch rộng rãi từ năm 2010 với sự ra đời của đồng Bitcoin từ cha đẻ Satoshi Nakamoto. Kể từ đó, thị trường tiền mã hóa có những bước phát triển mạnh mẽ. Ước tính, đến ngày 4/4/2024, tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số ở mức khoảng 2.600 tỷ USD và nếu tăng gấp đôi, mức này sẽ là 5.200 tỷ USD theo dự báo của CEO Công ty khởi nghiệp Blockchain Ripple. Giá trị vốn hoá thị trường sôi động này sẽ có đà phát triển mạnh mẽ vào cuối năm 2024.
Trên toàn cầu, quy mô thị trường tài sản thực được token hóa dự kiến đạt 16.000 tỷ USD, tương đương 10% GDP toàn cầu vào năm 2030 theo báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group. Thị trường này thậm chí có thể tăng gấp đôi, lên tới 30.000 tỷ USD trong 4 năm kế tiếp, theo Standard Chartered.
Tại Việt Nam, tiền mã hóa bắt đầu xuất hiện từ năm 2011 bằng việc một số cá nhân thực hiện việc đầu tư Bitcoin trên các sàn giao dịch quốc tế. Nhưng từ đó đến nay, Việt Nam chưa có quy định hay khung pháp lí riêng để quản lí việc giao dịch tiền mã hóa từ phía Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán; Bộ Công Thương không công nhận tiền mã hóa là một loại hàng hóa hay dịch vụ; Bộ Tư pháp không công nhận tiền mã hóa là một loại tài sản. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa có quy định cụ thể về tài sản ảo, tài sản điện tử; luật pháp về ngân hàng, về tổ chức tín dụng cũng chưa có quy định quản lí phương tiện thanh toán điện tử này. Theo NHNN khuyến cáo, việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử. |
Mặc dù không được thừa nhận, nhưng một số loại tiền mã hóa trên thế giới như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Ripple... đều đã xuất hiện và có những giao dịch tại Việt Nam. Nó đã và đang trở thành một loại tài sản, phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư, phương thức huy động vốn tại Việt Nam. Thống kê của Statista 2022 cho thấy, Việt Nam xếp hạng 7/10 quốc gia về tỉ lệ sử dụng hoặc sở hữu tiền mã hóa. Người dùng ở Việt Nam liên tiếp đứng hạng 1 trong xếp hạng về mức độ chấp nhận sử dụng tiền mã hóa theo báo cáo của Chainalysis (2022). Chính vì chưa có khuôn khổ pháp lí đầy đủ đối với tiền mã hóa nên đã có nhiều bất cập xảy ra liên quan đến các hoạt động giao dịch tiền mã hóa, đặc biệt là các hành vi lừa đảo gây tổn hại cho người tiêu dùng tài chính.
Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh toàn cảnh
Theo Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022, Việt Nam có hơn 200 dự án Blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phát triển chủ yếu ở mảng GameFi, DeFi và NFT, web3, cơ sở hạ tầng, ví… Trong đó, ấn tượng hơn cả, có 7/200 doanh nghiệp Crypto hàng đầu thế giới do người Việt sáng lập. Đặc biệt nổi trội là những dự án có cách tiếp cận mới đến cộng đồng và nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao từ những trang tin tức chính thống, uy tín trong lĩnh vực Web3, Crypto.
Công ty Auralink Labs - MetaHub, như một nền tảng tiên phong trong không gian Web3, cung cấp các sản phẩm công nghệ độc đáo và xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ với việc tiếp cận thúc đẩy cộng đồng mạnh mẽ thông qua Affiliate Consuming.
Theo đại diện MetaHub, đơn vị là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng Generative AI trong sản phẩm của mình để giải quyết các vấn đề tồn đọng của thị trường. MetaHub cung cấp những giải pháp bao gồm: Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative Artificial Intelligence), hệ thống định danh MetaID, hệ thống chống bot và gian lận (BMAS). Việc ứng dụng những công nghệ trên giúp MetaHub tăng cường trải nghiệm của khách hàng, đưa những đề xuất dựa trên dữ liệu người dùng, tạo ra sự đổi mới và sáng tạo so với các phương thức tiếp thị marketing trước đây, cung cấp môi trường an toàn lành mạnh cho người dùng dễ dàng đưa ra các quyết định, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng, tăng hiệu quả về mặt thời gian và chi phí marketing.
Cũng theo đại diện doanh nghiệp này, MetaHub đang thúc đẩy số hóa các giao dịch phi tập trung. Đồng thời trao quyền cho người dùng thanh toán kỹ thuật số không tiếp xúc, đơn giản, thuận tiện, an toàn thông qua việc hợp tác với nền tảng thanh toán Alchemy Pay và tổ chức tài chính toàn cầu Mastercard. Quá trình xử lý sẽ được khởi chạy hoàn toàn bằng API tích hợp phân tích AI Analysis để mọi giao dịch có thể liền mạch.
Theo Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022, Việt Nam có hơn 200 dự án Blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau. |
Trao đổi trên thanhnien.vn ngày 14/5/2024, PGS-TS Trần Hùng Sơn, Trường ĐH Kinh tế - Luật, đặt vấn đề: Dù chưa được pháp luật thừa nhận nhưng tiền số đã và đang trở thành những tài sản, phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư, phương thức huy động vốn với nhiều người tại Việt Nam. Trong khi đó, do thiếu vắng một khuôn khổ pháp lý đối với tiền số đã gây ra các khó khăn trong việc quản lý các hoạt động liên quan như thất thu thuế, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động lừa đảo. Để quản lý tiền số, trước hết Việt Nam cần đưa nội dung này vào trong dự thảo cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng hoặc xây dựng cơ chế riêng cho tiền số.
"Nhìn chung, các quốc gia có các cách tiếp cận khác nhau trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa (tiền số). Tại Việt Nam, việc quản lý tiền số đã có những bước thay đổi chuyển từ cách tiếp cận "quan sát và chờ đợi" sang nghiên cứu và chuẩn bị cho việc xây dựng các quy định quản lý trong tương lai. Việt Nam cần phân loại tiền số theo các chức năng kinh tế như kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, bao gồm phương tiện thanh toán và trao đổi; công cụ đầu tư/chứng khoán; công cụ tiện ích. Dựa trên phân loại theo chức năng kinh tế sẽ có các quy định cho phù hợp. Việc xây dựng khuôn khổ quản lý các loại tiền mã hóa hay tiền số cần đơn giản và linh hoạt, tránh việc phức tạp hóa các yêu cầu, quy định", ông Sơn nói.
Tiền ảo, tiền điện tử là loại hình đầu tư chưa được công nhận về mặt pháp lý tại Việt Nam nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. |
Tiền ảo, tiền điện tử là loại hình đầu tư chưa được công nhận về mặt pháp lý tại Việt Nam, không có cơ quan quản lý chuyên trách, cũng như quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Vì vậy, người dùng nên tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin liên quan và xem xét những rủi ro về pháp lý, thị trường và công nghệ trước khi quyết định đầu tư hoặc giao dịch tài sản ảo vào thời điểm này.
Khái niệm tiền ảo thường bị nhầm lẫn với tiền điện tử và tiền kỹ thuật số, và đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dễ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng đã từng nhấn mạnh rằng, Bitcoin và các loại tiền ảo khác không phải là tiền điện tử. Các loại tiền ảo như Bitcoin chỉ được thừa nhận trong một cộng đồng nhất định, ví dụ như cộng đồng game hay sàn công nghệ... |