Thứ sáu 22/11/2024 06:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai, chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt với trách nhiệm cao nhất

11/09/2024 17:53
Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng.
Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai, chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt với trách nhiệm cao nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi người làm việc bằng hai, chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt với trách nhiệm cao nhất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bão, mưa lũ, thiên tai đã gây hậu quả rất lớn và dự báo tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía bắc từ Thanh Hóa trở ra.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 6 công điện, liên tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung ứng phó bão, mưa lũ, sạt lở… từ sớm, từ xa với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất; thành lập các đoàn do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó ở các địa phương; quyết định lập Ban chỉ đạo tiền phương để trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão…

Tại cuộc họp này, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp để ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đời sống nhân dân chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ.

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai, chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt với trách nhiệm cao nhất
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết", "không để ai bị đói, bị rét, bị khát, không có chỗ ở", tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với quan điểm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, triển khai mọi biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, nhất là mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão, với tinh thần cao nhất có thể, mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân.

Yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị, địa phương không bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tập trung lực lượng, hỗ trợ địa phương, cơ quan, người dân bị thiệt hại, trên tinh thần "ai có của giúp của, ai có công giúp công, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều", "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều", "tương thân, tương ái"; hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cả cộng đồng chung tay khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 và lũ lụt, sạt lở do hoàn lưu bão gây ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng tiếp tục tập trung cứu hộ, cứu nạn với người bị nạn, mất tích; cứu chữa những người bị thương; lo hậu sự cho người xấu số; nhanh chóng ổn định tình hình trong thời gian sớm nhất. Tìm mọi biện pháp, bằng mọi phương tiện đường thủy, đường bộ, hàng không, tiếp cận, hỗ trợ trợ nhu yếu phẩm cho khu vực bị chia cắt, nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men...

Cùng với đó là chuẩn bị sinh phẩm, thuốc men, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai, nhất là tại các địa phương bị ngập lụt, chia cắt; những nơi đã ổn định tình hình thì khẩn trương đón học sinh đến trường; có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân doanh khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định sản xuất, sinh kế, đời sống.

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai, chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt với trách nhiệm cao nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình đê điều, hồ đập; có đánh giá, dự báo sát tình hình để có phương án xử lý phù hợp; kiểm tra, rà soát, giám sát chặt chẽ các điểm có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống, lũ quét; khẩn trương di dời người dân khỏi vùng nguy cơ cao tới nơi an toàn.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, tổng hợp thiệt hại; giảm thủ tục hành chính, khẩn trương cấp phát dự trữ hỗ trợ người dân, cơ quan, địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; hướng dẫn thủ tục mua sắm trong điều kiện khẩn cấp để các cơ quan, địa phương có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, vật tư, hàng hóa phục vụ ứng phó, khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão gây ra; kiểm soát chặt chẽ, tránh tiêu cực.

Cùng với đó, đẩy mạnh cung ứng trang thiết bị, vật tư, nhiên nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, khôi phục các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp; kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa phục vụ dân sinh, không để thiếu hàng, tránh tình trạng găm hàng, đội giá; chuẩn bị giống và có chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở, ngập lụt. Trong đó đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân doanh, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã khôi phục sản xuất, kinh doanh, sinh kế; cơ chế, chính sách đối với các cơ quan, địa phương bị ảnh hưởng; chính sách khôi phục hạ tầng bị hư hỏng do bão, lũ, sạt lở…; đặc biệt, cơ chế để huy động tối đa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở, ngập lụt do hoàn lưu của bão.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan truyền thông cùng với cập nhật diễn biến tình hình mưa, lũ, tăng cường thông tin khuyến cáo và hướng dẫn kỹ năng cho người dân phòng, chống, thích ứng, khắc phục hậu quả bão lụt và khôi phục đời sống, sản xuất, kinh doanh./.

baochinhphu.vn
Tin bài khác
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đến Việt Nam để xúc tiến đầu tư. Đây là “tín hiệu vui” cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã bắt đầu…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
TP. Tân Uyên - Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn 2025

TP. Tân Uyên - Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn 2025

Bước sang năm 2025, thành phố Tân Uyên sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị trọng đại.
Hà Nội: Đại hội điểm tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân

Hà Nội: Đại hội điểm tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân

Đây là những đơn vị đầu tiên và được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân chỉ định đại hội điểm trước khi các đơn vị tổ chức trên diện rộng với các mô hình bầu cấp ủy khác nhau.
Hôm nay (20/11): “Món quà” lớn nhất của nhà giáo từ nghị trường Quốc hội

Hôm nay (20/11): “Món quà” lớn nhất của nhà giáo từ nghị trường Quốc hội

Ngày 20/11, món quà lớn nhất của các nhà giáo từ nghị trường Quốc đó là các đại biểu tán thành tiền lương nhà giáo cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp.
Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

Gỡ “điểm nghẽ” thể chế giúp doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong “rừng” thủ tục và cũng là “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp” mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu...
Gặp gỡ những người  treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ những người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ “Nhóm treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris (1969)” với báo chí, là dịp để những người làm báo trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của nhóm người Thụy Sĩ dũng cảm tìm cách phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình cho nhân dân Việt Nam cách đây 55 năm.
Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho 1,66 triệu người có công, dự kiến chi tổng giá trị hơn 506 tỷ đồng tiền quà.
Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Brazil 2024” chào đón lượng lớn khách quốc tế trong ngày 16/11, gây ấn tượng với nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa đặc sắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc “Tình sâu, nghĩa nặng” tái hiện khoảnh khắc lịch sử cách đây 70 năm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương, xa gia đình, gác lại nỗi nhớ nhà để lên đường với khát vọng về ngày hoàn toàn thống nhất.
70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Ngày 15/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam -  Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quảng Ngãi bổ nhiệm Trưởng, Phó ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi bổ nhiệm Trưởng, Phó ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

UBND tỉnh tổ chức lễ trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.