Chủ nhật 05/01/2025 18:47
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng: Phát triển kinh tế số, TP. Hồ Chí Minh cần gì?

15/04/2022 23:55
Đại diện cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cam kết đồng hành cùng TP. Hồ Chí Minh trên hành trình chuyển đổi số. Ông đề cập, Quốc gia đang nỗ lực xây dựng thể chế để vào năm 2025 giao dịch điện tử có giá trị pháp lý như gia
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Diễn đàn.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Diễn đàn.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nêu 5 yếu tố mà TP. Hồ Chí Minh cần có để chuyển đổi số và phát triển kinh tế số thành công:

Yếu tố thứ 1 là nhân tài. Các trung tâm công nghệ lớn thường được đặt xung quanh các trung tâm giáo dục lớn về khoa học công nghệ để tận dụng nhân lực từ những cơ sở này. TP. HCM hãy xem một trong những việc đáng làm nhất để phát triển kinh tế số là thu hút nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp, làm việc ở TPHCM bằng các cơ chế chính sách ưu đãi "thực tế" và "thực sự hấp dẫn". Đây là cách căn cơ và nhanh nhất để phát triển kinh tế số nhanh và bền vững.

Yếu tố thứ 2 là doanh nghiệp số để hiện thực hóa các mô hình số. Nền kinh tế số phát triển được phải bằng việc hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế thực. Do vậy cần sử dụng chuyển đổi số như là một động lực để thúc đẩy nâng cấp các ngành truyền thống. Từ đây mới giúp thúc đẩy kinh tế số bền vững và rộng khắp.

Việt Nam có 100 triệu dân, 9 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 1 triệu doanh nghiệp, 70 nghìn nhà máy sản xuất, 44 nghìn trường học, 14 nghìn cơ sở y tế, 3000 doanh nghiệp vận tải.

Điểm đột phá là TP. Hồ Chí Minh hãy là cái nôi của những doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc, tìm cách phổ cập thật nhanh các nền tảng số phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Thành phố, của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Thành phố, của doanh nghiệp Việt Nam.

Chiến lược quốc gia đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể, trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước. TP. Hồ Chí Minh hãy lựa chọn và công bố các nền tảng số mà Thành phố lựa chọn ưu tiên triển khai trước.

Yếu tố thứ 3 là hệ sinh thái cho doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp công nghệ số hoạt động theo cách rất khác doanh nghiệp truyền thống, ví dụ như : Cơ chế sandbox vì đại đa số mô hình kinh tế số tiềm năng đều đi trước luật và quy định; Kênh đầu tư mạo hiểm, có thể huy động và góp vốn cho start-up với các yêu cầu thoáng hơn so với các kênh huy động vốn truyền thống như ngân hàng. Hạ tầng điện, Hạ tầng mạng, hạ tầng tính toán, lưu trữ: tất cả doanh nghiệp số đều cần hạ tầng số, nên hạ tầng mạnh mới hỗ trợ được; Tinh thần, văn hóa khởi nghiệp & sự tin tưởng vào người trẻ.

Yếu tố thứ 4 là sự sẵn sàng để huy động nguồn lực vật lý vào môi trường số, bởi vì kinh tế số vẫn phải dựa vào những nguồn lực vật lý nhất định, do đó các nguồn lực vật lý sẵn có càng sẵn sàng ở dạng số hóa bao nhiêu, càng dễ dàng tạo nên kinh tế số bấy nhiêu. VD: thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy thương mại điện tử.

Yếu tố thứ 5 là tài sản số và lợi nhuận số được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bởi nếu nếu tài sản số không được bảo vệ thì cũng sẽ không có kinh tế số vì các doanh nghiệp sẽ không có động lực tạo ra của cải số/lợi nhuận số nếu sau đó họ không giữ được.

Theo Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, công thức thành công của người Việt Nam là Nhỏ - Nhanh - Gần và Cơ động. Khi người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, họ thấy được lợi ích và sẽ phát triển kinh tế số và xã hội số. Mỗi người dân có cơ hội trở thành một “doanh nhân số”. Mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất kinh doanh có cơ hội trở thành một “doanh nghiệp số”. Chuyển đổi số thành công thì cần nhỏ tới mức từng người dân, từng doanh nghiệp, từng tổ chức nhỏ. Vì nhỏ nên có thể nhanh, linh hoạt. Chuyển đổi số thì cá nhanh thắng cá chậm, chứ không phải cá to nuốt cá bé.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nêu vấn đề quan trọng nhất là nhân lực số. Theo đó, tương lai của mỗi thành phố, mỗi quốc gia bắt đầu từ những trường học của họ. Thành phố hãy chú trọng tới chuyển đổi số các trường học, có thể bắt đầu từ trường đại học, phát triển đại học số, để trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhân lực số hàng đầu của Đất nước và khu vực. Bắt đầu từ việc áp dụng mô hình đại học số để đào tạo các kỹ sư, cử nhân công nghệ số cho tương lai. Khi trở thành một trung tâm về nhân lực số, thì việc trở thành trung tâm về kinh tế số và xã hội số sẽ đến như là một hệ quả tất yếu.

"Chuyển đổi số không phải là thêm việc mới, mà chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới để giải quyết những vấn đề chúng ta đang gặp phải, thậm chí là để giải quyết những vấn đề mà lâu nay chúng ta chưa có cơ hội để giải quyết được", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định.

Khánh Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Ứng dụng theo dõi phạt nguội đứng đầu bảng xếp hạng được tải về nhiều nhất Việt Nam

Ứng dụng theo dõi phạt nguội đứng đầu bảng xếp hạng được tải về nhiều nhất Việt Nam

Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam - VNeTraffic ghi nhận hơn 50.000 lượt tải, vươn lên top 1 những ứng dụng được tải về nhiều nhất từ ngày 2/1 sau khi Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực.
Ngành Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ AI trong quản lý và hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ AI trong quản lý và hỗ trợ người nộp thuế

Ông Phạm Quang Toản - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế cho biết, trong tháng 1/2025, Tổng cục Thuế sẽ triển khai thí điểm ứng dụng Trợ lý ảo cho công chức thuế trong công tác quản lý nợ, kỳ vọng mang lại hiệu quả cho ngành thuế cũng như thuận tiện cho người nộp thuế.
Doanh nghiệp toàn cầu cần sẵn sàng cho hệ sinh thái thanh toán mới

Doanh nghiệp toàn cầu cần sẵn sàng cho hệ sinh thái thanh toán mới

Doanh nghiệp toàn cầu cần thích nghi với hệ sinh thái thanh toán mới, tận dụng công nghệ và chiến lược phù hợp để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng trên thị trường quốc tế.
Doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông trong năm 2024 ước đạt hơn 4 tỷ đồng

Doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông trong năm 2024 ước đạt hơn 4 tỷ đồng

Số liệu trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức, diễn ra ngày 29/12.
TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại

TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại

Ngày 23/12, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã tổ chức “Hội thảo tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)” tại TP. Hồ Chí Minh.
Sơn La: Hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số

Sơn La: Hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số

Theo Sở Công Thương tỉnh Sơn La, trong năm 2024, tỉnh ghi nhận hơn 8.000 giao dịch nông sản thông qua các nền tảng số, với giá trị ước đạt trên 80 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2023.
Công ty Điện lực Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số

Công ty Điện lực Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số

Thời gian qua, Công ty Điện lực Sơn La đã tập trung đẩy nhanh tiến độ tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ra mắt tính năng

Ra mắt tính năng ''Ứng dụng chính thức của Chính phủ'' trên Google Play

Tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ’ trên Google Play giúp người dùng dễ dàng nhận diện các ứng dụng chính thức do cơ quan nhà nước phát hành.
Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Nghệ An: Tìm giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Hiện doanh nghiệp Nghệ An còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vậy, cần những giải pháp nào để doanh nghiệp Nghệ An khơi thông “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số?
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ứng dụng AI là nội dung cấp thiết của ngành Thuế

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, nếu không ứng dụng công nghệ, ngành Thuế sẽ rất khó để thực hiện công tác phòng chống gian lận thuế và hoàn thành nhiệm vụ quản lý thuế.
Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Thanh Hóa: Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025

Để đạt được mục tiêu top 10 cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025, cùng với các giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng thúc đẩy hoạt động số hóa các ngành kinh tế.
Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”

Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2024 - 2025”.
Dữ liệu số: Thúc đẩy nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững

Dữ liệu số: Thúc đẩy nền kinh tế hiện đại và phát triển bền vững

Dữ liệu số đang trở thành yếu tố cốt lõi trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển bền vững và giúp các quốc gia vượt qua thách thức kinh tế.
TP. Vũng Tàu: Đô thị tiên phong trong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

TP. Vũng Tàu: Đô thị tiên phong trong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của thành phố Vũng Tàu.
Bình Thuận: Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển bền vững

Bình Thuận: Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số phát triển bền vững

Nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống của người dân, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh năm 2025.