
Thông tin cập nhật về 8 lĩnh vực chủ chốt của Ấn Độ
Ấn Độ - quốc gia đông dân bậc nhất châu Á - đang có những thông tin cập nhật đáng chú ý về các lĩnh vực chủ chốt.
Sản lượng của 8 lĩnh vực cốt lõi của Ấn Độ trong tháng 10 đã tăng 7,5% trong tháng 10/2021, so với mức thấp nhất trong vòng 7 tháng (kể từ tháng 04 tới tháng 10) là 4,5% vào tháng 9. Kết quả của sự tăng trưởng này là nhờ vào sự gia tăng nhu cầu sử dụng trong mùa lễ hội và gia tăng đáng kể trong sản xuất xi măng, than, sản phẩm lọc dầu và điện. Điều này cho thấy triển vọng tốt hơn cho ngành công nghiệp trong quý thứ ba so với hai quý trước đó. Tăng trưởng công nghiệp trong nền kinh tế vẫn chưa bắt kịp tốc độ của các lĩnh vực cốt lõi. Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ngành công nghiệp Ấn Độ đã tăng trưởng 6,9% trong quý II / 2021-22 (FY22) so với cùng kỳ năm 2020.
Tám ngành công nghiệp cốt lõi bao gồm than, thép, xi măng, phân bón, điện, khí tự nhiên, các sản phẩm lọc dầu, dầu thô. Tám ngành công nghiệp cốt lõi chiếm 40,27% trong lĩnh vực công nghiệp, do đó nó được đưa vào Chỉ số sản xuất Công nghiệp (IIP) và là một chỉ số hàng đầu về hoạt động công nghiệp của Ấn Độ. Chỉ số của lĩnh vực cốt lõi ở mức 136,2 điểm, là mức cao nhất vào tháng 10 trong năm tài chính 2021-2022. Sản lượng than, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm lọc dầu lần lượt tăng 14,6%; 25,8% và 14,4% trong khi sản lượng dầu thô giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng phân bón vẫn giữ ở mức 0,04% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm 2020 và ở mức tương ứng với tháng 9/2021. Sản xuất xi măng tăng 14,5% trong khi tăng trưởng sản xuất điện ở mức 2,8%. Sản lượng thép trong tháng 10 đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng của các ngành cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10 là 15,1% so với mức giảm 12,6% trong cùng kỳ năm 2020. Giới chuyên môn cho biết sản lượng của ngành cốt lõi đang dần nhích lên mức trước Covid nhưng sản lượng của ngành than bị ảnh hưởng bởi lượng mưa quá lớn trong tháng 9 vẫn chưa phục hồi.
Thu Trà
- Nghị quyết số 33/NQ-CP và thông điệp "Nhà phải có người ở"
- Nha Trang đón khách du lịch trên tàu biển quốc tế MSC POESIA
- Thanh Hóa: Nhanh chóng giúp doanh nghiệp vượt qua “sóng gió”
- UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 từ 6,6% xuống 6%
- Chính phủ chỉ đạo hình thành nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, cạnh tranh quốc tế
Cùng chuyên mục


Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải đón siêu tàu container lớn nhất thế giới

Việt Nam - Australia: Hợp tác thực thi hiệu quả các hiệp định FTA, thương mại song phương tăng trưởng ấn tượng

Hải Phòng: Tăng cường hoạt động thúc đẩy hợp tác đầu tư với Singapore

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Bình Định
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh