Thứ tư 15/01/2025 21:57
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Tài chính

Thống đốc báo cáo Quốc hội về tái cơ cấu ngân hàng và sở hữu chéo

03/10/2023 11:51
Thống đốc NHNN cho hay, việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc kéo dài do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng và cổ đông.
Ocean Bank là 1 trong 3 ngân hàng bị mua lại bắt buộc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ocean Bank là 1 trong 3 ngân hàng bị mua lại bắt buộc. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo gửi tới Quốc hội về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng.

Hai ngân hàng sắp được chuyển giao bắt buộc

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng.

Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 2 ngân hàng này và hoàn thiện phương án, trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng còn lại.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc triển khai thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đến nay, các tổ chức tư vấn định giá đã phát hành chứng thư thẩm định giá và Ngân hàng Nhà nước đã gửi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả.

Cũng theo Thống đốc, việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận.

Ngoài ra, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.

Cùng với đó, việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ; năng lực cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các ngân hàng này từng bước phục hồi.

Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó tập trung khắc phục các bất cập, hoàn thiện cơ chế xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng, hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông để thao túng hoạt động ngân hàng vì mục đích vụ lợi.

Phía Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc hoàn chỉnh phương án chuyển giao bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, trình Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện.

Sở hữu chéo đã giảm

Cũng theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những năm qua Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định cùng với quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Vì vậy, sở hữu cổ phần vượt giới hạn, sở hữu chéo giữa tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với các giai đoạn trước đây. Khắc phục được tình trạng sở hữu cổ phần của ngân hàng thương mại tại một tổ chức tín dụng vượt tỷ lệ quy định trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác.

Thống đốc cũng thông tin thêm, mặc dù chủ yếu phát sinh trước khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực, sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo trực tiếp giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp dần được xử lý.

Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo vẫn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che dấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật, dẫn đến tổ chức tín dụng có thể bị chi phối bởi các cổ đông này, tiềm ẩn nguy cơ hoạt động thiếu công khai, minh bạch.

Sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng đã giảm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng đã giảm. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Một số tổ chức tín dụng có mức độ tập trung sở hữu cổ phần tại một số cổ đông và người liên quan, mặc dù không vi phạm quy định của pháp luật, tuy nhiên cần quan tâm lưu ý nhằm ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn... trường hợp phát hiện rủi ro, vi phạm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, Ngân hàng Nhà nước xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) để xử lý nhằm ngăn ngừa rủi ro. Các bộ, ban ngành, đơn vị chủ quản của doanh nghiệp cần quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư, góp vốn mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng tuân thủ quy định,sử dụng nguồn vốn đi vay, đặc biệt vốn vay từ các tổ chức tín dụng đúng mục đích, hiệu quả đảm bảo an toàn và trả nợ đúng hạn cho các tổ chức tín dụng./.

Thúy Hà (Vietnam+)

Tin bài khác
Sắp chuyển giao bắt buộc, quyền cổ đông tại DongA Bank sẽ chấm dứt

Sắp chuyển giao bắt buộc, quyền cổ đông tại DongA Bank sẽ chấm dứt

Ngân hàng DongA Bank bị chuyển giao bắt buộc, khiến quyền cổ đông chấm dứt. Các cổ đông, bao gồm gia đình ông Trần Phương Bình, không còn quyền lợi tại ngân hàng này.
Lãi suất ngân hàng ngày 15/1/2025:  Lãi suất huy động của Techcombank giảm với kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng ngày 15/1/2025: Lãi suất huy động của Techcombank giảm với kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng ngày 15/1/2025, nhiều ngân hàng điều chỉnh, với sự tăng lãi suất từ một số ngân hàng và giảm từ một số ngân hàng lớn như Techcombank, MBV.
Thị trường M&A ngành ngân hàng năm 2025: Sôi động và tiềm năng

Thị trường M&A ngành ngân hàng năm 2025: Sôi động và tiềm năng

Năm 2025, thị trường M&A trong ngành ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục nóng lên với các thương vụ lớn, đặc biệt là các thương vụ bán vốn của Vietcombank, BIDV và các thương vụ chuyển nhượng công ty tài chính tiêu dùng.
Lãi suất ngân hàng ngày14/1/2025: Những ngân hàng nào lãi suất vượt 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày14/1/2025: Những ngân hàng nào lãi suất vượt 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 14/1/2025, nhiều ngân hàng niêm yết vượt mức 7%, một số ngân hàng đưa ra các điều kiện đặc biệt để khách hàng nhận lãi suất hấp dẫn.
Nợ xấu ngân hàng tăng hay giảm khi Thông tư 02 hết hiệu lực?

Nợ xấu ngân hàng tăng hay giảm khi Thông tư 02 hết hiệu lực?

Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tái cơ cấu liên quan bất động sản.
LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của Ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Lãi suất ngân hàng ngày 13/1/2025: Cơ hội ‘vàng’ cho người gửi tiền

Lãi suất ngân hàng ngày 13/1/2025: Cơ hội ‘vàng’ cho người gửi tiền

Lãi suất ngân hàng ngày 13/1/2025 ghi nhận mức tăng mạnh, với nhiều ngân hàng vượt mốc 6% cho kỳ hạn dài. Các chương trình tiết kiệm đặc biệt mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn cho khách hàng.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/1/2025:  Ngân hàng náo có lãi suất hấp dẫn nhất ?

Lãi suất ngân hàng ngày 11/1/2025: Ngân hàng náo có lãi suất hấp dẫn nhất ?

Lãi suất ngân hàng ngày 11/1/2025, nhiều ngân hàng đạt mức cao 7-9,5%. Các ngân hàng như PVcomBank, HDBank, MSB đưa ra những lãi suất đặc biệt với điều kiện khắt khe.
7 ngân hàng sẵn sàng thanh toán xuyên biên giới Việt Nam - Lào bằng mã QR

7 ngân hàng sẵn sàng thanh toán xuyên biên giới Việt Nam - Lào bằng mã QR

Hiện tại, dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam - Lào đã sẵn sàng phục vụ khách hàng của 7 ngân hàng Việt Nam.
Biến động nhân sự cấp cao ngành ngân hàng đầu năm 2025

Biến động nhân sự cấp cao ngành ngân hàng đầu năm 2025

Năm 2025 chứng kiến sự thay đổi lớn trong nhân sự cấp cao tại các ngân hàng, với nhiều lãnh đạo rời đi và bổ nhiệm nhân sự mới.
ACB ngừng OTP SMS, chuyển sang xác thực OTP Safekey nâng cao

ACB ngừng OTP SMS, chuyển sang xác thực OTP Safekey nâng cao

Ngân hàng ACB ngừng xác thực OTP qua SMS từ ngày 10/1/2025, yêu cầu khách hàng đăng ký phương thức OTP Safekey nâng cao để đảm bảo giao dịch trực tuyến không bị gián đoạn.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/1/2025: Tiếp tục tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng ngày 10/1/2025: Tiếp tục tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động từ đầu năm, với mức tăng mạnh tại các kỳ hạn dài. Các mức lãi suất cao nhất lên tới 9,5% đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
SeABank được chấp thuận chuyển nhượng 100% vốn PTF cho AEON Financial

SeABank được chấp thuận chuyển nhượng 100% vốn PTF cho AEON Financial

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phê duyệt thương vụ chuyển nhượng 100% vốn PTF từ SeABank sang AEON Financial. Thỏa thuận này đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa hai bên, kỳ vọng nâng tầm thị trường tài chính Việt Nam.
Ngành ngân hàng Phú Thọ: Huy động gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2024

Ngành ngân hàng Phú Thọ: Huy động gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2024

Theo báo cáo tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025 (ngày 8/1/2025), năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ có tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt 99.945 tỷ đồng, tăng 11,33 nghìn tỷ đồng, tăng 12,82% so với năm 2023.
Lãi suất ngân hàng ngày 9/1/2025: Nhiều ngân hàng vượt mức 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 9/1/2025: Nhiều ngân hàng vượt mức 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 9/1/2025 ghi nhận mức cao nhất lên tới 9,5%. Các ngân hàng như PVcomBank, HDBank, và MSB đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho các kỳ hạn dài.