Thị trường nhựa và sản phẩm nhựa tại Bắc Âu rộng cửa đón hàng nhập khẩu
- 20
- Cơ hội giao thương
- 15:11 27/12/2021
DNHN - Tại các nước Bắc Âu, nhựa và các sản phẩm nhựa được nhập khẩu và tiêu thụ khá nhiều và tăng trưởng ổn định qua các năm. Nhựa được dùng trong bao bì đóng gói, xây dựng, nông nghiệp, ô tô, điện tử… Xu hướng sử dụng các sản phẩm nhựa có thể tái chế và tái sử dụng nhiều lần đang được ưa chuộng tại các nước Bắc Âu.

Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA), mức thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu dành cho nhựa và các sản phẩm nhựa (chương 39) của Việt Nam giảm về 0% kể từ ngày 1/8/2020. Do vậy, ngành nhựa và các sản phẩm từ nhựa được đánh giá là có tiềm năng khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Cũng theo Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển, lượng sản xuất và xuất khẩu trung bình nguyên liệu nhựa thô của Thụy Điển hàng năm gần như tương đương nhau, vào khoảng hơn 1.150 triệu tấn. Hầu hết các nguyên liệu nhựa thô được sản xuất tại Thụy Điển đều được xuất khẩu. Cũng theo số liệu thống kê của Cơ quan này, từ năm 2010 - 2017, việc sử dụng nhựa ở Thụy Điển đã tăng gần 300.000 tấn mỗi năm, hoặc tăng hơn gần 30kg nhựa/mỗi người.
Nhựa và các sản phẩm từ nhựa được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và Đan Mạch không phải là ngoại lệ. Theo số liệu của Cơ quan thương mại quốc tế, năm 2020, Đan Mạch đã nhập khẩu khoảng 1.302.302 tấn nhựa và xuất khẩu khoảng 322.925 tấn nhựa đi các nước khác. Chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu có thể thấy số lượng nhựa được Đan Mạch tiêu dùng trung bình mỗi năm khá là lớn. Trong đó, nhập khẩu 542.892 tấn được nhập khẩu dưới dạng nhựa nguyên sinh; và khoảng 759.410 tấn được nhập khẩu dưới dạng bán thành phẩm, và thành phẩm cuối cùng.
Báo cáo Giảm ô nhiễm nhựa và tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn thông qua mở rộng trách nhiệm các nhà sản xuất của Na Uy chỉ ra, ước tính có hơn 300.000 tấn nhựa được đưa vào thị trường Na Uy mỗi năm. Trong đó, 222.000 tấn liên quan đến bao bì nhựa và 80.000 tấn là các sản phẩm khác. Đối với các sản phẩm gia dụng, ước tính tiêu thụ tương đương khoảng 20,5 kg trên mỗi người.
Thị trường bao bì nhựa của Thụy Điển tiếp tục tăng trưởng và dự báo trong tương lai sẽ tiếp tục tăng. Bao bì nhựa đã thay đổi cách thức hoạt động của ngành bao bì. Các giải pháp đóng gói nhẹ, bền và thoải mái cho người sử dụng là những yếu tố đã làm tăng việc sử dụng nhựa làm vật liệu đóng gói trên toàn thế giới.
My My
Bài liên quan
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
#cơ hội giao thương

Giá bạch kim, Paladi toàn cầu tăng vọt, được săn đón hơn vàng
Vàng và bạc không phải là kim loại quý duy nhất trải qua giai đoạn sóng gió do đại dịch. Bạch kim và paladi (chung nhóm PGM)cũng có thể là những kim loại quý bắt đầu quay trở lại đường đua tăng giá.

Giá lương thực Indonesia tăng báo động
Indonesia đang phải chịu mức giá lương thực cao nhất ở Đông Nam Á.

Thái Lan chính thức kiểm soát giá thịt lợn, gà
Thái Lan đưa thịt lợn, thịt gà vào danh mục kiểm soát giá.

Giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục leo thang
Tuần trước, giá gạo tại nhà xuất khẩu hàng dầu thế giới, Ấn Độ, leo đỉnh hơn 7 tháng vì thiếu tàu hoả chở hàng, trong khi giá gạo Thái Lan cũng lên cao nhất kể từ tháng 7/2021 vì đồng baht mạnh.

Kim cương giá rẻ bùng nổ tại nhiều thị trường trên thế giới
Cơn sốt điên cuồng với một thứ ‘nhỏ bé lấp lánh’ giá rẻ.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.