Thứ bảy 05/07/2025 03:45
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thị trường bất động sản: Vốn đầu tư giảm nhưng không đóng băng

12/10/2020 00:00
Từ đầu năm 2019 đến nay, vốn đầu tư trên thị trường bất động sản (BĐS) giảm mạnh, trong khi dư nợ vẫn ở mức cao đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Tuy nhiên, theo đánh giá, mặc dù mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với năm trước nhưng vẫn đạt tốc độ tăng liên tục và thị trường không bị đóng băng.

Vốn giảm, tín dụng tăng

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến hết tháng 10/2019, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực BĐS đạt 2,98 tỷ USD, bằng khoảng 45% so với năm 2018.

Nếu như trong năm 2018, vốn đầu tư FDI vào BĐS tập trung vào một số “siêu dự án” như: Dự án thành phố thông minh tại Đông Anh (Hà Nội) tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD; Dự án Laguna Lăng Cô (Huế) tăng vốn đầu tư thêm 1,1 tỷ USD; Dự án Lotte Mall Hà Nội tổng số vốn đăng ký là 600 triệu USD… thì từ đầu năm 2019 đến nay chưa ghi nhận dự án nào có số vốn đầu tư trên 300 triệu USD.

Thị trường bất động sản: Vốn đầu tư giảm nhưng không đóng băng
 Thị trường giảm vốn nhưng không đóng băng.

Chuyên gia nghiên cứu thị trường Đoàn Văn Viễn (Hiệp hội BĐS Việt Nam) cho biết, vốn FDI ồ ạt đầu tư vào một số dự án lớn đã đem đến những con số thống kê tích cực nhưng lại làm cho thị trường phát triển nóng, thiếu ổn định.

Đơn cử, tại huyện Đông Anh (Hà Nội), khi siêu dự án thành phố thông minh được khởi động, đã khiến cho giá trị các sản phẩm BĐS, kể cả các sản phẩm nằm sâu trong khu dân cư cũng tăng lên chóng mặt, từ 30 – 50% so với thời điểm cách đó chưa đầy một năm, vượt quá ngưỡng so với giá trị thực của thị trường.

“Vốn đầu tư FDI vào BĐS từ đầu năm có giảm nhưng trải đều ở nhiều dự án, chứ không tập trung vào một vài dự án như năm trước. Trong đó có rất nhiều dự án xin tăng vốn, hứa hẹn thị trường sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới” – ông Viễn nhận định.

Trong khi nguồn vốn đầu tư giảm, tín dụng BĐS lại tăng ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối quý III/2019, mức tín dụng đối với lĩnh vực BĐS (bao gồm cả mục đích kinh doanh và tự sử dụng) tăng gần 14,6% so với cuối năm 2018. Trong đó tín dụng kinh doanh BĐS chiếm 32,7% dư nợ BĐS, tăng 5,5%; tín dụng cho mục đích tự sử dụng (mua, xây dựng BĐS) chiếm 68,3% dư nợ BĐS, tăng 19,6%.

Tính đến hết tháng 10/2019, tổng dư nợ BĐS là trên 220.000 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm hơn 19% tổng dư nợ của nền kinh tế. "Con số này vẫn được đánh giá ở ngưỡng an toàn” – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam nhìn nhận.

Thị trường tiếp tục phát triển

Chị Đỗ Hương Giang – chuyên môi giới BĐS tại phố Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, hiện nay, chị vẫn đang đi tìm sản phẩm tại các dự án để đầu tư kiếm lời cho dù sản phẩm trên thị trường khan hiếm, giá bán bị đẩy lên cao.

“Tôi đã làm nghề này được hơn chục năm nay, chứng kiến nhiều đợt lên xuống của thị trường. Mỗi khi thị trường gặp khó khăn là tôi đều bỏ tiền ra đầu tư và chỉ cần một đợt sốt đất thôi đã thu được một khoản lợi nhuận lớn” – chị Giang cho hay.

Theo đánh giá, trong gần 20 năm qua, thị trường BĐS đã chứng kiến 3 đợt “dậy sóng” sau khi xảy ra khủng hoảng. Mặc dù trong mỗi đợt sốt giá Nhà nước luôn có những chính sách kinh tế vĩ mô kịp thời để ổn định tình hình nhưng thực tế giá BĐS vẫn tăng lên không ngừng. BĐS vẫn là một kênh đầu tư dài hạn và dễ sinh lời.

Sau giai đoạn 2014 – 2018 tăng trưởng mạnh mẽ, bước sang năm 2019, Nhà nước tiếp tục có động thái can thiệp để thiết lập lại trật tự của thị trường. Trong khi nguồn cầu tăng cao, Nhà nước siết chặt tín dụng, các DN đã tìm đến nguồn tài chính từ khách hàng thông qua kênh tín dụng vay tiêu dùng và phát hành trái phiếu.

Tính đến hết tháng 10/2019, tổng số trái phiếu mà các DN BĐS phát hành là trên 63.000 tỷ đồng, thu hút được lượng tiền lớn từ người dân và nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài). Theo đánh giá, sự chuyển đổi cơ cấu tín dụng BĐS từ cho các chủ đầu tư vay sang người dân vay tiêu dùng là tích cực, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, giảm nguy cơ bong bóng, giúp cho thị trường tiếp tục phát triển và không bị rơi vào trình trạng đóng băng như giai đoạn 2009 – 2013.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, tuy tín dụng BĐS trực tiếp tăng chậm lại nhưng nguồn vốn đổ vào thị trường trong 3 quý đầu năm vẫn tăng ổn định. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rót vốn vào thị trường thông qua kênh trái phiếu.

Ngoài ra, mặc dù các ngân hàng không trực tiếp cấp tín dụng nhưng cũng chi trên 7.400 tỷ đồng để mua trái phiếu của DN BĐS, chiếm trên 20% tổng lượng trái phiếu mà các DN phát hành. “Ngoài dòng vốn tín dụng, từ đầu năm đến nay còn chứng kiến dòng vốn đổ vào thị trường từ nhiều kênh như: FDI, vốn tư nhân, M&A, phát hành trái phiếu…” – TS Cấn Văn Lực cho hay.

"Trước những kiến nghị của các DN, Hiệp hội về tình trạng ách tắc trên thị trường BĐS trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đang có những động thái tích cực để đẩy nhanh tiến độ rà soát, kiểm tra pháp lý các dự án, phê duyệt cấp phép xây dựng dự án… kỳ vọng sẽ cải thiện sự tăng trưởng cả về nguồn cung và lượng giao dịch trong thời gian tới." - Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính


"Hầu hết các doanh nhân giàu có tại Việt Nam đều sở hữu nhiều BĐS. Bất cứ một DN nào khi mở rộng kinh doanh đều tham gia vào BĐS, cho thấy đây là lĩnh vực đầy hấp dẫn và là kênh đầu tư dài hạn." - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Doãn Thành

Tin bài khác
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Hướng dẫn xác định giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Hướng dẫn xác định giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Quy định mới về nhà ở xã hội vừa ban hành hướng dẫn chi tiết xác định giá bán, thuê mua. Mục tiêu đảm bảo minh bạch, công bằng và quyền lợi người thu nhập thấp.
Phục Hưng Holdings vào Top 10 Doanh nghiệp ESG Ngành Xây dựng 2025

Phục Hưng Holdings vào Top 10 Doanh nghiệp ESG Ngành Xây dựng 2025

Tại Diễn đàn ESG Vietnam Summit 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Kiến tạo tương lai bền vững”, diễn ra mới đây, Phục Hưng Holdings đã được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành xây dựng. Giải thưởng do Viet Research tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp tiên phong trong thực hành ESG. Đại diện doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc Lã Đức Thọ đã nhận cúp và chứng nhận tại sự kiện.
Vì sao Livehouse được coi là lời giải cho bài toán giá bất động sản đô thị ?

Vì sao Livehouse được coi là lời giải cho bài toán giá bất động sản đô thị ?

Tại Hội thảo sáng 3/7, các chuyên gia nhận định Livehouse là mô hình bất động sản đa công năng, góp phần cân bằng giữa nhu cầu sử dụng, chi phí và hiệu quả khai thác, đồng thời là giải pháp thực tiễn giúp giảm áp lực giá nhà đô thị.
Thành phố mới Bình Dương xuất hiện căn hộ nhà ở xã hội chuẩn Singapore

Thành phố mới Bình Dương xuất hiện căn hộ nhà ở xã hội chuẩn Singapore

Ngày 6/7 tới đây, Kim Oanh Land (thành viên Kim Oanh Group) sẽ chính thức tổ chức lễ ra quân khu căn hộ xanh K-Home Apartment tại dự án K-Home New City – đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam.
Hàng trăm triệu cổ phiếu bất động sản sắp đổ bộ thị trường

Hàng trăm triệu cổ phiếu bất động sản sắp đổ bộ thị trường

Các công ty bất động sản lớn đang ráo riết thực hiện tăng vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ đông riêng lẻ, trong bối cảnh dòng tiền vào thị trường chứng khoán đang có tín hiệu thuận lợi hơn và hướng tới mốc trên 1.450 điểm.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ngành bán lẻ Việt Nam tăng tốc trở lại với mô hình hiện đại và trải nghiệm

Ngành bán lẻ Việt Nam tăng tốc trở lại với mô hình hiện đại và trải nghiệm

Ngành bán lẻ toàn cầu dần phục hồi, trong đó Việt Nam nổi lên nhờ sự kết hợp giữa công nghệ, trải nghiệm người dùng và mô hình trung tâm thương mại hiện đại.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Đòn bẩy tài chính nào giúp người trẻ vượt rào cản mua nhà tại đô thị lớn?

Đòn bẩy tài chính nào giúp người trẻ vượt rào cản mua nhà tại đô thị lớn?

Giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng xa vời khi thu nhập không theo kịp giá nhà trên thị trường. Các gói vay ưu đãi vẫn còn nhiều rào cản cần phải tháo gỡ.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Giá nhà leo thang, người trẻ Hà Nội rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan

Giá nhà leo thang, người trẻ Hà Nội rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan

Giá nhà leo thang, nhiều người trẻ tại Hà Nội rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: Không đủ tiền mua nhà ở, cũng chẳng đủ điều kiện để tiếp cận nhà ở xã hội.