
Thế giới vẫn có nhu cầu nhập khẩu lớn gạo Việt Nam trong năm 2022
Gạo Việt Nam ngày có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế và tiềm năng trong 2022 của mặt hàng sẽ còn tốt hơn nữa với nhu cầu cao tại nhiều thị trường nước ngoài, theo đánh giá của giới chuyên môn.
P
Cụ thể, Việt Nam năm vừa qua tiếp tục đứng trong Top 3 các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá trị đạt trên 3 tỷ USD với sản lượng trên 6 triệu tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của chúng ta đã linh hoạt nhiều giải pháp ứng phó với những thách thức chưa có tiền lệ xảy ra hồi giữa năm 2021, trong đó, phải kể tới sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" nhằm duy trì sản xuất và xuất khẩu.
Nhìn về triển vọng năm 2022, giới chuyên môn cho rằng cầu thị trường vẫn còn lớn, các thị trường như Philippines, châu Phi… sẽ tiếp tục có nhu cầu cao. Thêm vào đó, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực thời gian qua cũng là những động lực lớn tạo đà cho xuất khẩu gạo có thêm cơ hội bứt phá. Thực tế cho thấy, ngay từ cuối năm 2021, các doanh nghiệp đầu ngành như Intimex, Trung An… đều đã nhận được những hợp đồng lớn từ đối tác. Trong đó, Intimex với hệ thống bạn hàng vững chắc tại Philippines, Trung Quốc…, hầu hết đơn hàng đều đã có đến giữa năm.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2022 cũng là 1 thời điểm mà xuất khẩu gạo Việt cũng phải đối diện một số thách thức như giá cước tàu biển đang tăng gấp 11 lần so với trước đây; các thị trường, nhất là châu Âu, Mỹ… ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Đó là chưa kể dịch bệnh vẫn còn hiện hữu ở trong nước và bất kỳ lúc nào cũng có nguy cơ tái bùng phát trong nhà máy, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó.
Hương Hương
- Cảnh báo bị lừa tiền trên sàn chứng khoán trái phép
- Grab có khả năng thâu tóm thêm startup giao đồ ăn để mở rộng thị trường
- Singapore: Sân bay Changi sớm áp dụng công nghệ sinh trắc học khuôn mặt thay hộ chiếu
- Ùn tắc giao thông toàn cầu và cách giải quyết
- Mở rộng cơ hội, kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với đối tác Hàn Quốc
Cùng chuyên mục


Algeria yêu cầu chứng nhận Halal cho thực phẩm nhập khẩu

Khai mạc “Triển lãm Công nghệ thông minh tại Việt Nam – OCTF 2023”

Nắm bắt cơ hội gặp gỡ, kết nối cùng doanh nghiệp ngành gỗ Ý

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mở chặng bay vận chuyển tới Việt Nam

Hàng trăm doanh nghiệp quốc tế xúc tiến giao thương, tăng cường thu mua sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt Nam
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp yếu nhưng ngân hàng lại dư thừa