Thay đổi xu hướng kinh doanh trong tâm dịch Covid 19
- Công nghệ
- 10:56 24/02/2020
DNHN - Tâm lý lo ngại dịch Covid 19 khiến nhiều hàng quán, cửa hàng vắng khách. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các đơn vị đổi mới phương thức kinh doanh, tự “giải cứu” chính mình bằng các tiện ích của công nghệ 4.0.
Đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.
Chị Hải, chủ một cửa hàng giày trên đường Cầu Giấy cho biết: "Từ ngày thông tin dịch bệnh Covid 19 xuất hiện ở Việt Nam, lượng khách đến mua hàng giảm nhiều. Nhưng cũng vì thế mà mình phải đẩy mạnh quảng cáo trên mạng xã hội và các website bán hàng trực tuyến".
Cùng với việc tăng cường quảng cáo, chị cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như miễn ship trong bán kính 2km, tặng voucher khi mua hàng,… Nhờ vậy, doanh thu vẫn đủ để trang trải các chi phí.
Còn tại một shop quần áo trên phố Chùa Bộc, nhân viên thường xuyên livestream sản phẩm vào các khung giờ vàng trong ngày để thu hút khách hàng. Anh Khánh, chủ cửa hàng chia sẻ: "Hình thức livestream thì cửa hàng đã thực hiện từ lâu. Nhưng khi có dịch bệnh, khách đến mua ít nên mình phải livestream nhiều hơn. Khách được thấy sản phẩm thực tế mà không cần trực tiếp qua cửa hàng."
Ứng dụng Facetime trao đổi sản phẩm, mua hàng online mà không cần trực tiếp qua cửa hàng
Tuy nhiên, việc livestream đòi hỏi tốc độ internet phải từ 6 – 13Mbps để có hình ảnh HD và không bị gián đoạn. Bởi vậy, lựa chọn một gói Internet chất lượng chi phí hợp lý sẽ góp phần cải thiện công việc kinh doanh. Sau khi tìm hiểu, anh Khánh đã quyết định sử dụng gói cước HOME của VNPT, chỉ với 189.000đ có đường internet tốc độ tối thiểu là 30Mbps đáp ứng đúng nhu cầu hoạt động kinh doanh thời phòng chống dịch Covid 19 của shop mình.
Áp dụng thanh toán online
Chị Hạnh (nhân viên văn phòng tại quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Ngày trước mình đa phần dùng tiền mặt để thanh toán. Nhưng khi có thông tin về sự lây lan của Covid 19, mình thường xuyên lựa chọn những nơi có thể thanh toán online để mua sắm, hạn chế dùng tiền mặt."
Đây cũng là tâm lý chung của khách hàng trong thời điểm hiện tại. Vậy nên, nhiều đơn vị kinh doanh đang triển khai hình thức thanh toán online, nhằm mang đến sự an toàn cho khách hàng, phòng chống sự lây lan của dịch Covid 19.
Một trong các ứng dụng thanh toán thuận tiện, đơn giản và được ưa dùng hiện nay là ví điện tử VNPT Pay. Đơn giản trong việc thanh toán, không phải quản lý lượng tiền mặt lớn là những ưu điểm dễ nhận thấy khi sử dụng ví điện tử.
VNPT Pay dùng để thanh toán online khi mua sắm, hạn chế dùng tiền mặt
Tuy nhiên, VNPT Pay còn áp dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc (Contactless payment) như QR Code, NFC, Sonic. Không chỉ nâng cao việc bảo mật thông tin, công nghệ thanh toán không tiếp xúc còn làm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus qua tiếp xúc với vật trung gian.
Bên cạnh đó, với VNPT Pay, doanh nghiệp có thể quản lý doanh thu một cách đầy đủ, chi tiết ngay trên ứng dụng, góp phần hạn chế sai sót và thất thoát doanh thu.
Về phía khách hàng, VNPT Pay đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu gian lận, rủi ro trong thanh toán bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại như Big data và AI.
Với hơn 40.000 điểm chấp nhận thanh toán VNPT Pay và khoảng 40 triệu khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của VNPT, ví điện tử VNPT Pay được xem là một giải pháp thanh toán ưu việt trong bối cảnh hiện nay.
Có thể thấy, dịch bệnh Covid 19 đang ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý tiêu dùng. Vậy nhưng, nếu các đơn vị kinh doanh có sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu mua sắm đồng thời mang đến sự an toàn cho khách hàng, thì vẫn có thể vượt khó thời Covid 19.
Nguyễn Công
Tin liên quan
# thanh toán online

Phòng chống dịch Covid-19, VNPT khuyến khích dùng thanh toán online
Hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt sẽ hạn chế nguy cơ lây lan khi virus gây bệnh có thể tồn tại trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày trên các bề mặt vật thể đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống dịch.
Đọc thêm Công nghệ
Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan để trở thành thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chip
Việc mua thiết bị để sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đang tăng mạnh khi đất nước này đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip nước ngoài.
Ứng dụng đặt lịch chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Việt Nam, Docosan được cấp vốn hạt giống 1 triệu đô la do AppWorks dẫn đầu
Đặt văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Docosan được thành lập với nhiệm vụ giúp đỡ các bệnh nhân tránh khỏi cảnh phải chờ đợi bằng cách chọn và đặt lịch khám bác sĩ thông qua ứng dụng.
Các nền tảng trực tuyến Trung Quốc cam kết tránh hành vi chống cạnh tranh
Sau khi cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc, vừa phạt gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba 2,75 tỷ đô la, ngày 13/4, cơ quan quản lý cũng đã cảnh báo gần ba chục công ty internet ngừng áp đặt bất kỳ hành vi độc quyền nào đối với các nhà cung cấp sử dụng nền tảng của họ.
Để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả: Thực trạng và Giải pháp
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ quá trình hội nhập Chuyển đổi số (digital transformation) và đặc biệt là tác động từ đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp tại các nước trên thế giới. Vì vậy, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc hội nhập và phát triển bền vững ...
Grab sắp công bố thương vụ sáp nhập SPAC trị giá gần 40 tỷ USD
Theo trang tin Reuter, công ty đặt xe và giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á Grab Holdings sắp tới sẽ công bố về việc sáp nhập với Altimeter có trụ sở tại Mỹ, định giá Grab ở mức gần 40 tỷ USD và niêm yết công khai.
Với sự quan tâm của Amazon và Google, Nhật Bản đang tham gia tích cực vào cuộc đua xây dựng trung tâm dữ liệu châu Á
Nhật Bản sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước thành lập các trung tâm dữ liệu tại nước này bằng cách giảm thuế và các hỗ trợ khác, với hy vọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong nước và ngăn chặn thông tin nhạy cảm bị rò rỉ ra nước ngoài.
Người khuyết tật thúc đẩy cuộc cách mạng xe tự lái
Công nghệ xe tự lái bùng nổ vào quãng thời gian năm 2015 nhưng nhận được nhiều phản ứng trái chiều của người trong ngành. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội mới, bằng cách thừa nhận những khó khăn và không ngừng cải tiến, xe tự lái được đánh giá là một bước phát triển do chính những khách hàng tiềm năng, người khuyết tật thúc đẩy.
Tham vọng của Tencent trên cuộc đua mở rộng dịch vụ đám mây tại thị trường châu Á
Tập đoàn internet Trung Quốc Tencent Holdings đang gia tăng cổ phần trong cuộc đua với các công ty toàn cầu cho thị trường dịch vụ đám mây đang phát triển ở châu Á, với kế hoạch mở hai trung tâm dữ liệu ở Indonesia vào cuối năm nay.
Chính trị - Công nghệ: Cuộc chiến xoay quanh chống độc quyền
Vào ngày 10 tháng 4, cuộc điều tra về Tập đoàn Alibaba theo luật chống độc quyền hồi tháng 12 năm ngoái cuối cùng đã có kết quả. Dựa trên việc Tập đoàn Alibaba lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến, giới chức nước này đã ban hành án phạt 4% doanh thu bán hàng nội địa vào năm 2019, tổng trị giá 18,228 tỷ NDT. Bài viết này chỉ ra rằng khó khăn lớn nhất trong hoạt động chống độc quyền không nằm ở quy mô và cấu trúc mà nằm ở đặc điểm kỹ thuật và quy trình thực thi quyền lực.
Bình chọn Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021
Chương trình Top 10 Doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021 sẽ lựa chọn và giới thiệu TOP 10 doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực được chia thành ba nhóm: Theo lĩnh vực/loại hình hoạt động, cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong một số lĩnh vực đang được quan tâm và nhóm về năng lực công nghệ, theo xu hướng và có lợi thế cạnh tranh hiện tại và tương lai.