Thắt chặt quy định nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
- 11
- Chính sách mới
- 23:10 14/01/2022
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh.

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đối với Việt Nam, ở trình độ phát triển hiện tại, vẫn cần phế liệu nhựa, giấy để tái chế, phục vụ hoạt động sản xuất (và cũng là cách để tái sử dụng nguồn nguyên liệu này). Tuy vậy, đây là mặt hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Để siết chặt việc việc nhập khẩu phế liệu, Việt Nam cũng đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản luật. Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Cụ thể, ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, hoặc tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (tổ chức nhận ký quỹ). Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng, hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau: Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau: Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định nêu trên thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng dư thừa xỉ hạt lò cao, thạch cao nhân tạo phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất và kim loại; một số loại phế liệu như nhựa và giấy chưa phân loại, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường…
Thực tế đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp hơn nữa trong quản lý nhập khẩu phế liệu, nhất là sớm loại bỏ những loại có nguy cơ cao ra ngoài danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường, tác động không tốt đến sức khỏe người dân.
Theo TapchiTaichinh
Bài liên quan
Đọc thêm Chính sách mới
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 7/2022
Trong tháng 7/2022, hàng loạt chính sách pháp luật mới sẽ chính thức được đưa vào áp dụng như tăng lương tối thiểu vùng, cấp hộ chiếu gắn chip, thay đổi quy chế tuyển sinh đại học, xóa bỏ hóa đơn giấy…
Sửa quy định về thủ tục nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Phí sử dụng đường bộ đối với ô tô từ 130.000 - 1.430.000 đồng/tháng
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng cho ô tô (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng) sẽ bao gồm 8 nhóm, dao động từ 130.000 - 1.430.000 đồng/tháng.
Quy định về danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 35/2022/TT-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2022.
Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ
Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 10/5/2022 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ.
Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
Tại dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu…
Điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động trước ngày 25-7
Ngày 21/6, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Tp.Hồ Chí Minh đã có công văn gửi đến đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Tp.HCM hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) từ ngày 1/7/2022.
Bổ sung quy định cho vay qua các phương tiện điện tử
Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro các quy trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mô hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận...
Đề xuất giảm 1.000 đồng/lít thuế môi trường xăng, dầu
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022.
Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền; góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền. Đáng chú ý, Dự thảo Luật bổ sung thêm các đối tượng phải báo cáo.