Thất bại của Nokia và những bài học đắt giá

10:28 13/12/2023

Sự thất bại của Nokia không chỉ đơn thuần là kết quả của việc thị trường biến động, mà còn là hậu quả của những quyết định và hành động nội bộ không đúng đắn, khiến cho họ mất mất dần vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp điện thoại di động.

Ảnh minh họa
Nguồn ảnh: Internet.

Vào đầu những năm 1990, đội ngũ lãnh đạo trẻ của Nokia đã tiến hành xây dựng bộ phận kinh doanh điện thoại của  thành một mô hình công ty khởi nghiệp thay vì tạo ra nó với vị thế của một tập đoàn lớn. Quyết định táo bạo và linh hoạt đã giúp họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, sự thành công ngắn hạn này khiến họ mất đi cơ hội cạnh tranh trên thị trường và chuỗi cung ứng, họ phải đối mặt với nhiều thách thức bởi không thể sản xuất bắt kịp nhu cầu thị trường và nhanh chóng sụp đổ ngay sau đó. Nói cách khác, hãng đã thiếu sự chuẩn bị để duy trì thành công.

Được biết, ban đầu Nokia là một nhà máy chuyên sản xuất giấy được thành lập từ năm 1865, sau đó, hãng đã chuyển đổi sang kinh doanh điện thoại sau khi mảng giấy thua lỗ trong cuộc khủng hoảng kinh tế Phần Lan vào những năm 1990. Bằng chiến lược tăng năng suất, họ nhanh chóng đạt đến vị trí dẫn đầu thị trường di động, vượt qua Motorola. Thậm chí, doanh thu bán điện thoại của Nokia đã gia tăng lên đến 503% trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2000. Tuy nhiên, thành công này cũng khiến nội bộ công ty lục đục, góp phần vào sự suy thoái sau này.

Bước vào giai đoạn suy thoái trong thị trường điện thoại di động, Nokia bắt đầu chấp nhận sự thất bại. Những ngày tháng đỉnh cao đã chấm dứt và nhường chỗ cho một chuỗi ngày đầy thách thức. Điều này có thể được lý giải bằng sự yếu kém trong công tác quản lý, hướng đi không đúng đắn và những xung đột nội bộ, tất cả đều đóng góp vào việc làm yếu đi tập đoàn Nokia.

Ảnh minh họa
Nguồn ảnh: Internet.

Việc quản lý không đạt được hiệu suất đã tạo ra một môi trường không thuận lợi, khiến những quyết định về chiến lược và phát triển thị trường không được đánh giá đúng. Sự lạc quan từ những thành công trước đó đã khiến cho hãng trở nên chủ quan, dẫn đến đánh mất nhiều cơ hội quan trọng trong việc tái định vị thương hiệu và phát triển công ty.

Hơn nữa, hướng đi sai lầm của Nokia còn phản ánh qua việc họ không nhanh chóng thích ứng với xu hướng và thay đổi trong ngành công nghiệp. Việc kém linh hoạt trong nâng cấp mẫu mã và chất lượng đã khiến cho họ tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh, từng bước mất dần thị phần mà họ đã từng kiểm soát.

Cuối cùng, những đấu đá nội bộ và xung đột từ chính những thành viên chủ chốt của công ty đã tăng cường thêm vào sự suy thoái. Các quyết định tranh chấp và sự không đồng lòng trong chiến lược kinh doanh đã làm suy giảm sức mạnh và sự thống nhất của công ty, làm ảnh hưởng đến khả năng đối phó với thách thức từ thị trường.

Từ giữa năm 2004 cho tới thời điểm gần như phá sản vào năm 2013, Nokia đã trải qua tới 4 lần tái cấu trúc lớn. Dần dần, thương hiệu này mất đi vị thế trong thị trường smartphone đang ngày càng tiến bộ. Vào tháng 9/2013, họ phải chấp nhận bán mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft với giá 6,77 tỷ USD.

Như vậy, sự thất bại của Nokia không chỉ đơn thuần là kết quả của sự thay đổi trong thị trường, mà còn là hậu quả của những quyết định và hành động nội bộ không đúng đắn, khiến cho họ mất mất dần vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp điện thoại di động.

H.C (t/h)