Thứ sáu 09/05/2025 12:03
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tháo gỡ mọi điểm nghẽn để phát triển khoa học công nghệ

02/03/2025 12:30
Đảng đã có Nghị quyết 57, Quốc hội có Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, nhưng vẫn còn đó những rào cản vô hình cản trở…

Chưa bao giờ khoa học công nghệ (KHCN) được quan tâm như hiện nay, bởi chính KHCN là “chìa khóa vàng” để hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc. Đảng đã có Nghị quyết số 57-NQ/TW; Quốc hội cũng đã có Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên vẫn còn những điểm nghẽn cần phải tháo gỡ để những nghị quyết đó nhanh chóng đi vào đời sống một cách hiệu quả nhất.

Tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển KHCN

Ngày 22/12/2024 Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được công bố. Đặc biệt, lần đầu tiên một nghị quyết của Bộ Chính trị mà đích thân TBT Tô Lâm làm Trưởng Ban chỉ đạo và thành lập Hội đồng Tư vấn quốc gia với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Ngày 13/1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm trăn trở làm sao để đưa Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời. Tổng Bí thư Tô Lâm có nhiều chỉ đạo hết sức quyết liệt và táo bạo, trong đó chấp nhận đầu tư vào KHCN là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Tính toán hình thành cơ chế Kiến trúc sư trưởng hoặc Tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về KHCN và chuyển đổi số mang tính liên ngành; lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ. Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, bình quân chủ nghĩa; tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Những điểm nghẽn đó đã được kỳ họp bất thường của Quốc hội vừa qua tháo gỡ bằng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thảo luận tại tổ sáng 15/2 về dự thảo nghị quyết này, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: “Phạm vi của những vấn đề này quá lớn, đụng vào cái gì cũng khó khăn, khó khăn do những quy định của chúng ta”. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây cũng là một bài học để thấy đúng là thể chế là điểm nghẽn, nếu không gỡ thể chế thì không thể đi vào cuộc sống. Lựa chọn hình thức nghị quyết cũng là một cách thức để khẩn trương tháo gỡ và vì thế “Quốc hội phải có kỳ họp bất thường này để giải quyết những vấn đề không bình thường”.

Tháo gỡ, điểm nghẽn, khoa học công nghệ, phát triển KHCN 1
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia - Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư Tô Lâm còn nhấn mạnh: “Khoa học là một miền đất hoang vu, ai đi vào mà trúng thì thắng lợi lớn”. Nêu quan điểm này, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, nếu không mạo hiểm, chờ đầy đủ thì sẽ không thể làm được. Để nghị quyết đi được vào cuộc sống, chúng ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, nhìn thẳng vào vấn đề của thực tế để có cách tháo gỡ nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên.

Nghị quyết của Quốc hội có nhiều điểm mới mẻ, như quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Nghị quyết có những quy định về việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cho phép khoán chi trong thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc sử dụng kinh phí khoán; được điều chỉnh các nội dung chi...

Vẫn còn những điểm nghẽn

Như vậy chúng ta còn thiếu những điều kiện nào nữa để KHCN cất cánh? Còn phải sửa Luật KHCN, sau đó tiếp tục sửa các luật khác cho đồng bộ, sát với yêu cầu của thực tiễn. Và vẫn còn những điểm nghẽn cản trở KHCN phát triển. Ví dụ việc mời các nhà khoa học nước ngoài về cộng tác. Vấn đề này Tổng Bí thư Tô Lâm từng phát biểu: “Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.

TS toán học Nguyễn Ngọc Chu cho rằng, tư duy mời chuyên gia nước ngoài làm lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục là đột phá.

Tư duy này được nhiều trí thức, nhà khoa học nước ngoài tâm đắc và ủng hộ. GS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), GS Y khoa của Đại học New South Wales,Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Australia, viết: “Những gì ông Tô Lâm phát biểu là nói rất thật và rất gần với thực tế. Chẳng hạn như ông nói các nhà khoa học bỏ ra quá nhiều thì giờ cho thủ tục hành chính. Quá đúng. Ông nói "Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Quá đúng luôn”.

Tháo gỡ, điểm nghẽn, khoa học công nghệ, phát triển KHCN 2
GS Nguyễn Văn Tuấn nhận Huy chương nghiên cứu ngoại hạng từ Đại học Công nghệ Sydney, tháng 11/2018. Ảnh: TDTU.

GS Nguyễn Văn Tuấn nêu chính kiến: “Quan điểm của tôi là Việt Nam cần ít nghiên cứu hơn, nhưng rất cần nghiên cứu có chất lượng cao và nghiên cứu vì những lí do chánh đáng. Không nên đầu tư vào những nghiên cứu không có tiềm năng đem lại lợi ích”.

GS Nguyễn Văn Tuấn than phiền: Thủ tục trong khoa học ở Việt Nam khá nhiêu khê, đặc biệt là có “yếu tố nước ngoài”. Ông dẫn chứng: “Bất cứ khi nào tôi được mời nói chuyện trong một seminar (cho dù chỉ 60 phút) ở Việt Nam, ban tổ chức hoặc người mời sẽ khá vất vả với thủ tục. Người mời sẽ phải xin phép 3 nơi: đại học hay bệnh viện, an ninh, và thông tin truyền thông. Và, tôi phải gởi slides của bài nói chuyện cho người tổ chức để họ làm thủ tục xin phép. Nếu lần sau và lần sau nữa, tôi quay lại nói chuyện, thì thủ tục trên được lặp lại. Đó là thủ tục khi mời một chuyên gia nước ngoài giảng bài hay chỉ đơn giản là nói chuyện trong seminar”.

GS Nguyễn Văn Tuấn so sánh: “Còn ở nước ngoài thì sao? Tôi thường xuyên được mời nói chuyện trong các hội thảo khoa học ở Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Miến Điện, Pakistan, Ấn Độ, thậm chí ở Trung Quốc, người ta không có cái thủ tục như trên. Vì nó không cần thiết”.

Ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn cho thấy những rào cản vô hình vẫn đang kiềm hãm sự phát triển KHCN, làm chậm nhịp tiến với thế giới, cần phải tháo gỡ.

GS toán học Ngô Việt Trung (nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ 2007 tới 2013) chỉ ra rằng, ngay cả hoạt động khoa học trong nước cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ. GS Trung nêu ví dụ tiêu chuẩn hiện nay là các chức danh hiệu trưởng hay viện trưởng phải là đảng viên và có bằng chính trị cao cấp. Thậm chí cấp trưởng khoa hay trưởng phòng cũng phải có bằng chính trị trung cấp. Muốn lấy bằng cấp chính trị phải đi học tập trung. GS Trung viết: “Chỉ nhìn vào điều này là các nhà khoa học ở nước ngoài và trong nước đủ nản rồi, dù có yêu nước đến mấy. Chức danh khoa học cần nhất là trình độ và uy tín chuyên môn. Người có lý trí đều hiểu điều này”.

GS Ngô Việt Trung đề cập đến việc Viện Toán học xuất bản Tạp chí Acta Mathematica, nhưng mãi không bổ nhiệm được tổng biên tập mới vì không tìm được ai có bằng chính trị cao cấp đảm đương chức vụ này. Tổng biên tập là người quyết định cuối cùng về việc đăng bài, cần có trình độ và uy tín chuyên môn cao trên bình diện quốc tế. “Ban biên tập có đến một nửa là các chuyên gia hàng đầu ở nước ngoài, phải quen và vận động hết hơi thì họ mới tham gia. Nếu họ biết tiêu chuẩn Tổng biên tập của ta thì chắc họ giơ tay chào tạm biệt luôn” - GS Trung nêu ý kiến..

“Tạp chí Pi của Hội Toán học dành cho học sinh phổ thông cũng không bổ nhiệm được tổng biên tập mới cũng vì tiêu chuẩn chính trị. Tôi đã phản ánh việc này lên Cục Báo chí và Ban Khoa Giáo khi đề nghị bổ nhiệm Tổng biên tập mới cho các tạp chí trên. Những người phụ trách đều công nhận các tiêu chuẩn chính trị không hợp lý, nhưng không ai chịu giải quyết”- GS Ngô Việt Trung bày tỏ.

GS Ngô Việt Trung nêu vấn đề: Trước đây, đứng đầu các cơ quan giáo dục và khoa học ở ta đều là những nhà khoa học đầu ngành, nói đến tên ai cũng biết, trong đó nhiều người không phải đảng viên như GS Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục 29 năm. Trung Quốc gần đây có chính sách mời các chuyên gia nước ngoài lãnh đạo các trường và viện nghiên cứu kể cả họ không phải là người Trung Quốc. Năm 2007 Trung Quốc bổ nhiệm GS Vận Cương ngoài đảng làm bộ trưởng Bộ KHCN. Ông này được chính phủ mời từ Đức về năm 2000 để phụ trách dự án xe điện quốc gia, sau đó làm hiệu trưởng Đại học Đồng Tế.

Để thực sự đột phá phát triển KHCN thì phải dũng cảm xóa bỏ các điểm nghẽn như GS Ngô Việt Trung đã nêu. Đó cũng là những điểm nghẽn của những điểm nghẽn, rất cụ thể, ngay cả với các nhà khoa học trong nước chứ chưa nói đến việc mời các nhà khoa học nước ngoài. Tư duy mời chuyên gia nước ngoài làm lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục là đột phá nhưng có chế như thế nào là vấn đề cần nghiên cứu với các chính sách cụ thể.

Nói như Tổng Bí thư Tô Lâm: “Quốc hội phải có kỳ họp bất thường này để giải quyết những vấn đề không bình thường”, thì những điều không bình thường như vậy chừng nào trở nên bình thường?

Điển nghẽn trong phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo còn nhiều, mà nếu không gỡ, nước ta khó đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu về Nghị quyết 57: "Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học", "Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết", "Nghị quyết của hành động", với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới”.

Ngày 1/3, Bộ KHCN chính thức hoạt động sau khi hợp nhất hai bộ gồm KHCN và Thông tin và Truyền thông trước đây. Phát biểu khi ra mắt bộ này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Bộ KHCN cần tiên phong thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị”.

Hy vọng Nghị quyết 57 sẽ đi vào đời sống hiệu lực, hiệu quả nhất khi mọi điểm nghẽn phải được tháo gỡ, để “giải phóng tư duy khoa học” một cách triệt để nhất.

Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định lùi thời điểm tổ chức đợt thanh tra lần thứ 5 về việc gỡ bỏ "thẻ vàng IUU" đối với Việt Nam sang cuối năm 2025. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và xử lý dứt điểm các tồn tại theo khuyến nghị từ EC.