Làng nghề chè lam Thạch Xá đã tồn tại được hàng trăm năm cho đến ngày hôm nay là nhờ phương thức gia truyền của làng nghề truyền thống. Giống với hầu hết các sản vật đặc trưng của làng quê Việt Nam, chè lam Thạch Xá gắn liền với một truyền thuyết mang đầy màu sắc lịch sử, tâm linh. Chuyện kể rằng: Chè lam được ra đời từ lòng thành kính của người dân muốn dâng lên Đức Phật một sản vật địa phương. Khi nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi nơi đây thì người dân trong làng đã dâng tặng họ bánh chè lam mang theo để làm lương thực chiến đấu với quân thù.
Được dung hợp hài hòa từ các sản vật của đồng đất quê hương, gồm bỏng của nếp cái hoa vàng, lạc, vừng, gừng, thảo quả… Để tạo ra những thanh chè lam thơm ngon, tất cả là nhờ vào sự khéo léo và kinh nghiệm chọn nguyên liệu của các nghệ nhân làng nghề Thạch Xá. Nếp dùng để làm bánh phải là thứ nếp cái hoa vàng hạt già và mẩy, phơi khô giòn trong nắng. Rồi đem phần nếp ấy vào chảo gang rang vừa lửa đảo đều tay để hạt nở thành những hạt bỏng màu trắng như hoa nhài.
Đặc biệt là, gừng thì phải chọn củ già, cạo vỏ luộc chín rồi cắt thật mỏng thì khi nấu mới dẻo và thơm ngon nếu để gừng sống thì mùi gừng sẽ át mất mùi vị của chè lam. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, tiếp đến là công đoạn nấu mật chè. Công đoạn này cũng tỉ mỉ và có yêu cầu cao không kém. Để có được nồi mật đủ độ không non mà cũng không già lửa quá thì đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm. Làm sao để vừa bột bánh sẽ làm hương vị thơm ngon hơn.
Hiện hội làng nghề chè lam làng Thạch có khoảng 70 hội viên, mỗi năm làng nghề cung cấp cho thị trường khoảng hơn 200 tấn chè lam, đạt doanh thu khoảng hơn 6 tỷ đồng/năm. Chè lam đã và đang được xuất khẩu trong cả nước trong đó có các địa danh như: Chùa Ba Vàng, Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Tam Chúc (Hà Nam), Đền Hùng (Phú Thọ)…
Vũ Tiến