Tencent vượt qua Alibaba về khoản chi tiêu cho các công ty khởi nghiệp

16:50 16/03/2021

Tập đoàn Internet Trung Quốc Tencent Holdings đã bỏ xa Alibaba Group trong việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong năm 2020.

Hai tập đoàn internet lớn của Trung Quốc là Tencent và Alibaba. ẢNh: Nikkei Asia

Hai tập đoàn internet lớn của Trung Quốc là Tencent và Alibaba. ẢNh: Nikkei Asia.

Tencent đã mạnh tay bỏ ra hơn 12 tỷ USD để mua cổ phần của 163 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.

Tencent trở thành nhà đầu tư chi tiêu nhiều nhất cho các công ty khởi nghiệp trong số các công ty phi tài chính của Trung Quốc theo một chiến lược tăng trưởng tích cực, nhưng được thiết lập cẩn thận. Nhưng các động thái của Chính phủ Trung Quốc nhằm tăng cường nỗ lực giám sát và kiểm soát các tập đoàn công nghệ lớn của họ có thể làm giảm tính khả thi của chiến lược này.

Khi Kuaishou, một ứng dụng video của Trung Quốc, ra mắt thị trường chứng khoán tại Hồng Kông vào tháng Hai, các quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước đều đồng loạt nói rằng người chiến thắng được lợi nhất nhất trong quá trình này là Tencent.

Kể từ năm 2017, Tencent đã nhiều lần mua lại cổ phiếu của Kuaishou, với tổng giá trị đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD. Khi cổ phiếu Kuaishou tăng vọt trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng, Tencent đã có được hơn 18,4 tỷ USD lợi nhuận trên giấy tờ.

Kuaishou được nhiều người xem là đối thủ chính của ByteDance, công ty Trung Quốc sở hữu ứng dụng video ngắn TikTok. Việc IPO thành công đã nâng giá trị vốn hóa thị trường của công ty lên hơn 1,2 nghìn tỷ đô la Hồng Kông (154 tỷ đô la), mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho Tencent.

Ngoài ứng dụng video của riêng mình, Kuaishou cũng cung cấp nền tảng video qua WeChat, ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và thanh toán di động đa năng do Tencent phát triển và được 1,2 tỷ người sử dụng.

Cả Tencent và Kuaishou đều đã mở rộng cơ sở khách hàng và dịch vụ của mình thông qua quan hệ đối tác của họ. Đây là một trường hợp điển hình của chiến lược Tencent đang hoạt động tốt.

Tencent bắt đầu nỗ lực đầu tư nghiêm túc vào các công ty khởi nghiệp vào cuối những năm 2000 và đến cuối tháng 2 năm 2020, Tencent đã mua lại cổ phần của khoảng 880 công ty, theo Beijing Suiyue Juzi Technology (ITjuzi), một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc cho biết. 

Vào năm 2020, họ đã rót vốn vào 163 công ty, tăng 40% so với năm 2019, với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ yên (12 tỷ USD), không bao gồm các trường hợp số tiền không được tiết lộ.

Danh mục đầu tư của Tencent bao gồm nhiều công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng điện thoại thông minh.
Danh mục đầu tư của Tencent bao gồm nhiều công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng điện thoại thông minh.

Chiến lược đầu tư của Tencent đã nghiêng nhiều về lĩnh vực giải trí và trò chơi, với cổ phần lần lượt tại 183 và 142 công ty trong hai lĩnh vực này.

Gã khổng lồ internet đã kiếm được phần lớn lợi nhuận từ kinh doanh trò chơi, đã và đang thu được những lợi ích kếch xù từ sự hợp lực tạo ra bởi vốn và mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp dịch vụ trò chơi, âm nhạc và video. Công ty cũng đã đầu tư vào các công ty nước ngoài bao gồm PlatinumGames, một nhà phát triển trò chơi có trụ sở tại Osaka.

Không giống như đối thủ trong nước Alibaba, thường cố gắng mua lại cổ phần nhằm kiểm soát các công ty mà họ đang đầu tư, Tencent thích giữ vai trò là cổ đông thiểu số và tránh can thiệp trực tiếp vào việc quản lý các công ty mà họ đầu tư.

Trong số các công ty thuộc sở hữu một phần của Tencent thì Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử; Meituan, một dịch vụ giao đồ ăn hàng đầu và Sea có trụ sở tại Singapore, công ty vận hành trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, đều đã ra mắt .

Danh mục đầu tư của Tencent cũng bao gồm một loạt các kỳ lân hoặc các công ty tư nhân có định giá trên 1 tỷ USD, chẳng hạn như WeDoctor, nền tảng công nghệ y tế hàng đầu thế giới.

Cổ phần của Tencent trong các công ty khởi nghiệp niêm yết không bao gồm các công ty con đã tăng lên giá trị 890,7 tỷ Nhân dân tệ (137 tỷ USD) vào cuối tháng 9 năm 2020, tăng gấp 12 lần trong 5 năm, theo báo cáo tài chính của công ty.

Tuy nhiên, động lực đầu tư của họ đang đối mặt với những sóng gió chính trị do chiến dịch thắt chặt kiểm soát của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với các công ty công nghệ lớn.

Các nhà quản lý Trung Quốc thông báo hôm thứ Sáu tuần trước rằng 12 công ty bao gồm cả Tencent đã bị phạt vì thực hiện các thương vụ mua lại mà không thông báo cho nhà chức trách, cho rằng các động thái này vi phạm các quy tắc chống độc quyền. Theo các nhà quản lý, Tencent đã không thông báo cho họ về việc mua lại Yuanfudao vào năm 2018, một nền tảng dạy kèm trực tuyến.

Giám đốc điều hành Tencent Ma Huateng gần đây đã bày tỏ lòng trung thành của mình với chính quyền Tập bằng cách kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn nền kinh tế internet tại cuộc họp quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Ông đã đưa ra đề xuất này tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, thúc giục chính phủ tăng cường giám sát đối với một số nhà cung cấp nền tảng nhất định để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Tencent cũng cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến bao gồm một đơn vị ngân hàng bán lẻ di động nhắm đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ. Chúng có mô hình tương tự như những gì được cung cấp bởi Ant Group, tập đoàn fintech được Alibaba hậu thuẫn.

Lyly (Theo Nikkei Asia)