TECHFEST 2021: Hệ sinh thái tạo ra văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

11:19 18/10/2021

Nằm trong khuôn khổ TECHFEST 2021, hội thảo “Một đời như kẻ tìm đường” đã được diễn ra vào chiều ngày 17/10 dưới hình thức trực tuyến.

Hội thảo “Một đời như kẻ tìm đường”.
Hội thảo “Một đời như kẻ tìm đường”.
Hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn - nâng tầm nhận thức, tư duy, giúp xây dựng, củng cố, bổ sung hành trang lập nghiệp, đồng thời giúp các cá nhân và doanh nghiệp trang bị khả năng thích ứng, tìm kiếm con đường mới, phát triển trước những biến động thời kỳ đại dịch.
Chương trình với sự chia sẻ và dẫn dắt của GS.Phan Văn Trường - Cố vấn Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, người sáng lập Hệ sinh thái Cấy Nền; ông Đỗ Mạnh Hùng - Chủ tịch Novaedu, Trưởng Làng STK; bà Nguyễn Thu Hồng - CEO Carafoods.
Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng cục Phát triển Thị trường & Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch CLB Qũy đầu tư VDI, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt, trưởng ban cố vấn làng STK và ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Hội thảo được diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Hội thảo được diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Những ngày đầu tháng 10 năm nay được coi là dấu mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam khi dịch Covid-19 bước đầu được khống chế; các tỉnh, thành tái mở cửa trên tinh thần chung sống an toàn với dịch. Cuộc chiến chống dịch căng thẳng ra sao thì con đường hồi phục kinh tế cũng gian nan như vậy. 

Khó chồng khó song doanh nghiệp, doanh nhân đều nhận thức được việc cần phải điều chỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh để sống chung với Covid-19 bởi dịch có thể sẽ trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Ngoài ra, bên cạnh những khó khăn thì Covid-19 cũng mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, họ đã vươn lên mạnh mẽ, tận dụng thời cơ để có thể đổi mới, sạng tạo và phát triển.

Bối cảnh mới sẽ làm phát sinh những nhu cầu mới, những thị trường mới mà nếu đủ nhanh nhạy và tỉnh táo, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tận dụng để khai thác và phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời đại mới.

ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục Phát triển Thị trường & Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ
ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục Phát triển Thị trường & Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nhận định về vấn đề này, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục Phát triển Thị trường & Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ: "Chúng ta đã làm khởi nghiệp đã lâu nhưng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì mới xuất hiện trong thời gian gần đây, vậy các bạn trẻ nên vừa  kế thừa được tinh thần, khát vọng của dân tộc vừa phải kết hợp cả những kiến thức mới của quốc tế trong thời kỳ hội nhập, xu hướng, mô hình kinh doanh mới và đặc biệt đào tạo một tố chất, bản lĩnh của một doanh nhân chứ không chỉ là một doanh nghiệp thông thường. Đứng trước một thách thức, bối cảnh cạnh tranh toàn cầu như hiện nay thì trí tuệ Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển. Thế nhưng đây cũng là một thách thức đặc biệt trong bối cảnh COVID hiện nay".

"Tôi mong tất cả các anh chị ở đây sẽ chung tay cùng Texas năm 2021, để biến những thách thức trở thành những cơ hội cho các bạn trẻ trong tương lai. Chúng tôi là những bệ đỡ, bệ phóng về tinh thần cho các bạn". ông Quất nói thêm.

Để kết nối nguồn lực trong nước, quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung của dịch Covid-19, hướng đến hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo “mở”, Techfest Việt Nam năm nay đã hướng tớ chủ: “Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai”.

Ông Quất nhận định: "Techfest là một sân chơi tạo liên kết để giúp các bạn trẻ, gọi vốn bán hàng, quan trọng hơn giúp cho các bạn tiếp thu được nguồn năng lượng tích cực như truyền cảm hứng, kinh nghiệm, kỹ năng của những người đi trước. Đây chính là hệ sinh thái tạo ra văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam".

Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khiến con đường khởi nghiệp sáng tạo, vốn chông gai lại càng thêm gian nan. Đổi mới sáng tạo, thay đổi phương thức sinh hoạt, làm việc và tương tác không còn là lựa chọn, mà đã trở thành bắt buộc để thích ứng trong tình hình mới. Techfest Việt Nam 2021 hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm mới, cơ hội mới cho người tham dự để cùng nhau chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ngày càng phát triển.

Cùng chia sẻ về chuỗi hoạt động của Techfest, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch CLB Qũy đầu tư VDI, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt, Trưởng ban cố vấn làng STK chia sẻ: Chuỗi hoạt động của Techfest và những ý tưởng sáng tạo của làng sinh viên khởi nghiệp do anh Đỗ Hùng làm trưởng làng và các đồng trường làng khác. Tôi rất thán phục, cảm nhận được mong muốn của Làng khởi nghiệp sinh viên theo chỉ đạo của bộ khoa học và công nghệ, làm sao để khơi dậy được sự sáng tạo của lớp trẻ và kiến tạo được tương lai".

"Tôi thật sự ấn tượng với tên gọi của buổi Hội thảo ngày hôm nay, chúng ta đang bước vào một cuộc cách mạng 4.0 chuyển đổi số, mong muốn của Đảng, Chính phủ là đất nước Việt Nam ta là cả một quốc gia khởi nghiệp, trong đó lấy sự khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo của lớp trẻ sinh viên tại các trường đại học đang chuẩn bị ra trường lấy đó làm động lực chính. Khởi nghiệp sáng tạo là những người đang đi tìm con đường riêng trong thời điểm cách mạng 4.0 - chuyển đổi số mà đích của chúng ta đến là khởi nghiệp trong cách mạng 4.0 đi kèm với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng con đường của mỗi ý tưởng sáng tạo ở đây có rất nhiều sự mới mẻ khác nhau. Chúng tôi là những người đi trước sẽ tư vấn cho các bạn đồng thời tạo bước nền để các bạn sớm tìm được con đường theo định hướng của mình trong mỗi lĩnh vực sáng tạo. Đối với các bạn đã xác định lĩnh vực mình theo đuổi thì các bạn đã có sự hỗ trợ từ công nghệ, chủ trương, chính sách của nhà nước, bộ khoa học công nghệ và các bộ ban ngành khác hay đàn anh đàn chị đi trước", ông Thắng nói thêm.

Techfest là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức. Với mục tiêu nâng cao vai trò của các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong ứng phó với đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi nền kinh tế; thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt; thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội… chuỗi hoạt động của Techfest Việt Nam 2021 là nỗ lực lớn của cộng đồng trong công tác triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại Hội thảo, GS.Phan Văn Trường - Cố vấn Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, người sáng lập Hệ sinh thái Cấy Nền cũng có những lời khuyên gửi tới những bạn trẻ mà luôn mang trong mình tinh thần khởi nghiệp.

GS.Phan Văn Trường - Cố vấn Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, Người sáng lập Hệ sinh thái Cấy Nền
GS.Phan Văn Trường - Cố vấn Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, Người sáng lập Hệ sinh thái Cấy Nền.

Ông đưa ra 3 yếu tố quan trọng đối một người trẻ khởi nghiệp: 

Thứ nhất, chúng ta chưa bao giờ tìm hiểu tại sao khởi nghiệp lại như một lỗ đen? Tại sao 100 công ty khởi nghiệp mà có tới 95% là thất bại? Điều đầu tiên, chúng ta phải học từ sự thất bại đó là tìm hiểu tại sao chúng ta thất bại. Dân tộc chúng ta là dân tộc có sáng tạo nhất thế giới, tôi đi khắp thế giới nhưng chưa thấy dân tộc nào có tính chuyên cần tìm những ý tưởng mới thế nhưng chúng ta vẫn thất bại. Bởi thành công chỉ có ba điểm quan trọng:

Điểm quan trọng để đạt thành công phải có tỷ số phần trăm phải cao hơn 60% mới gọi là thành công, thất bại lên đến 95 % là không thể chấp nhận được.

Thứ hai, những thành công trong khởi nghiệp phần lớn đều không hướng về lợi ích cho thị trường Việt Nam tức là chúng ta bỏ bỏ bê thị trường nội địa, mà hiện thời rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, làm việc của đất nước chúng ta đều hướng về suất khẩu, bất chấp nhu cầu của thị trường nội địa. Nước chúng ta may mắn có hơn 100.000.000 dân, nếu nước chúng ta chỉ có dân số như Thụy Sĩ, Campuchia có vài triệu dân thì thị trường nội địa sẽ nhỏ.

Vậy mà đất nước của ta có 100 triệu dân thế nhưng chúng ta không coi đó là một thị trường đó là điểm rất sai lầm.

Thứ ba, cơ chế của chúng ta không cho phép các bạn khởi nghiệp với một quy mô lớn ngay từ đầu. Thí dụ, như các bạn ở bên Mỹ sáng chế ra một ý tưởng, bạn có thể ra vay ngay 5.000.000 USD. Hôm sau ý tưởng không thành điều đó không sao cả, bởi cơ chế của Mỹ cho phép người ta được làm như thế không những thế mà người ta còn khuyến khích làm chuyện đó, ngay cả thị trường Mỹ cũng khuyến khích các bạn làm chuyện đó. Nhưng ở thị trường Việt Nam các bạn phải đi lên từ những quy mô nhỏ. Do đó,bạn nào khởi nghiệp mà nghĩ đến quy mô to lớn từ đầu thì các bạn chắc chắn sẽ thất bại. Tất cả những khởi nghiệp thành công ở Việt Nam đều bắt đầu từ những điều nhỏ. Ngoài ba yếu tố chính đó còn có những yếu tố phụ rất quan trọng mà tôi muốn nhắc nhở các bạn trẻ:

Sau những nội dung chia sẻ các chuyên gia, doanh nhân, Hội thảo đã trang bị cho mỗi người hành trình tìm kiếm con đường mới; củng cố, bổ sung hành trang khởi nghiệp và lập nghiệp. Để phục vụ nhu cầu thị trường luôn phát triển, mới lạ ta cần luôn tìm tòi, sáng tạo để thành công trên con đường riêng của mình.

Bảo Bảo