Theo Bộ Công Thương, CPTPP thực sự đã tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. CPTPP có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 14/1/2019. Trước đó, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc khối này đạt 39,5 tỷ USD. Cuối năm 2023, con số này đã tăng thêm 20 tỷ USD, đạt 50,5 tỷ USD. Cán cân thương mại của Việt Nam với khối CPTPP thường xuyên xuất siêu.
Với mức tăng trưởng rất đáng ghi nhận, bởi giai đoạn này, kinh tế - thương mại toàn cầu nói chung và thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn như suy giảm kinh tế, dịch bệnh, xung đột địa chính trị…
Như vậy, sau 5 năm thực thi, đến nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối thị trường này ghi nhận mức tăng trưởng khá, nhưng chưa đồng đều, chủ yếu vẫn tập trung tại một số thị trường chính như Canada, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Australia. Trong khi đó, xuất khẩu sang Peru, New Zealand, Brunei đạt kim ngạch thấp, chưa tới 1 tỷ USD/năm.
Theo đó, CPTPP đã mở cửa cho doanh nghiệp Việt Nam vào một thị trường lớn hơn với 10 quốc gia thành viên, bao gồm các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Canada, Úc và Singapore. Từ đó, tạo ra cơ hội tiếp cận với hàng triệu người tiêu dùng mới và mở rộng khối lượng xuất khẩu. Thị trường rộng lớn này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ đa phương.
Với cam kết giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như hàng may mặc, sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản. Điều này giúp doanh nghiệp Việt giảm chi phí xuất khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và gia tăng khả năng tiếp cận các thị trường khó tính. Việc tăng cường xuất khẩu sẽ tạo ra thu nhập ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất và tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân.
Cụ thể, CPTPP yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ các quy chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, từ đó tạo ra sự tin tưởng và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này cũng sẽ giúp doanh nghiệp nội địa cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, CPTPP tạo ra một môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI. Việc tăng cường FDI sẽ không chỉ giúp cải thiện công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý, mà còn tạo ra các công việc mới và cơ hội nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam. Điều này sẽ làm tăng năng suất lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. CPTPP không chỉ đơn thuần là một hiệp định thương mại, mà còn là một cơ chế hội nhập kinh tế toàn diện. Việc tham gia CPTPP sẽ đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, từ đó thúc đẩy quá trình cải cách cơ chế, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh đó, CPTPP cung cấp một cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ sản phẩm và thương hiệu của mình khỏi việc sao chép trái phép và cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, CPTPP cũng cung cấp quy định về đầu tư và giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư, tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc tận dụng lợi thế ưu đãi từ CPTPP sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ việc mở rộng thị trường, giảm thuế xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đến khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy hội nhập kinh tế, đây là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này và đồng hành cùng với sự phát triển của CPTPP để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 quốc gia thành viên, nhưng trong số này, Việt Nam đã có FTA song phương hoặc đa phương với nhiều nước, như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Chile và một số nước ASEAN như Malaysia, Singapore. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Nhân Hà Phan