Startup từ Đan Mạch đã làm gì để chống lại vấn nạn lãng phí thực phẩm đang xảy ra trên toàn cầu?

12:10 30/09/2022

Too Good To Go cho biết, họ đang giải quyết rác thải thực phẩm bằng cách kết nối mọi người với thực phẩm không bán được từ các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa.

TGTG là một ứng dụng kết nối với các nhà hàng, quán ăn để luân chuyển lượng thức ăn vào cuối ngày đến tay khách hàng với giá hợp lý. Ảnh: Too Good To Go.

TGTG được thành lập vào năm 2016 tại Đan Mạch bởi hai nhà đồng sáng lập Lucie Basch và Jamie Crummie với mục đích cung cấp giải pháp chống lãng phí thực phẩm.

Too Good To Go (TGTG), một ứng dụng kết nối với các nhà hàng, quán ăn để luân chuyển lượng thức ăn vào cuối ngày đến tay khách hàng với giá hợp lý, sắp ra mắt tại Los Angeles, California. Đây sẽ là thành phố thứ 13 tại Mỹ mà ứng dụng này xuất hiện. Sự kiện này diễn ra trùng với ngày Quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết chi hơn 8 tỷ USD cho mục tiêu chống nạn đói.

TGTG được thành lập vào năm 2016 tại Đan Mạch bởi hai nhà đồng sáng lập Lucie Basch và Jamie Crummie với mục đích cung cấp giải pháp chống lãng phí thực phẩm.

Trên khắp nước Mỹ, các ứng dụng kết nối khách hàng với các doanh nghiệp có thức ăn thừa đã bắt đầu lan rộng. Khái niệm rất đơn giản: Các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa vứt bỏ một lượng lớn thức ăn mỗi ngày. Thay vì bỏ đi, các ứng dụng như Too Good To Go và giúp các doanh nghiệp bán lại lại những sản phẩm thừa trong ngày hoặc sản phẩm gần hết hạn với giá rẻHọ cho rằng, các doanh nghiệp và người mua đang góp phần bảo vệ môi trường vì thực phẩm nếu không sẽ trở thành chất thải thực phẩm, một yếu tố tác động vào biến đổi khí hậu.

Các ứng dụng kiếm tiền bằng cách lấy một phần mỗi lần doanh thu bán hàng. Quảng cáo Too Good To Go gọi người dùng là “những chiến binh chống lại vấn nạn lãng phí thực phẩm”.

TGTG đã ra mắt tại New York vào năm 2020. Mariana Labbate, một sinh viên tại New York cho biết: “Tôi đã xem trên TikTok thấy một bạn ở NewYork mua bánh mì tròn qua TGTG, nên sau đó đã tải ứng dụng này để trải nghiệm. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng tuyệt vời. Tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền”. 

Bạn có thể nhập vị trí của bạn hoặc cho phép ứng dụng sử dụng vị trí hiện tại của bạn qua GPSNếu có cửa hàng nào có sẵn trong khu vực của bạn, ứng dụng sẽ cho bạn biết và hiển thị chúng cho bạn.

Với ứng dụng này, bạn sẽ biết mình nên ăn bao nhiêu calo một ngày để giảm cân, theo cân nặng, độ tuổi và chiều cao của bạn

Bạn có thể duyệt qua các cửa hàng lân cận để tìm những thứ bạn thích và mua những gì bạn chú ý nhất. Ứng dụng sẽ thông báo cho bạn biết khoảng thời gian mà bạn có thể đến lấy túi đồ ăn của mình, và điều cần thiết là phải đúng giờ.

Ứng dụng này họ có thể chấm dứt tình trạng lãng phí thực phẩm vào thời điểm mà rất nhiều người người đang đứng trước vấn nạn nghèo đói và một lần nữa nạn đói đang đe dọa toàn bộ các hộ gia đình.

Mette Lykke, CEO TGTG, chia sẻ: “Tôi luôn là người tiết kiệm nửa quả trứng sau bữa trưa chỉ vì nó có ý nghĩa từ góc độ quản lý và tài chính. Sau đó, tôi nhận ra đây thực sự là một vấn đề liên quan đến môi trường nên tôi đã có động lực kép để phát triển ứng dụng".

Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp hướng tới loại bỏ thực phẩm “thừa” và cung cấp bữa ăn giảm giá thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động trên khắp thế giới. Tabete (Nhật Bản), Olio (Anh)…cũng là những mô hình kinh doanh tương tự như TGTG. 

Kể từ khi ra mắt, TGTG đã hoạt động tại 12 thành phố của Mỹ như New York, Chicago, Washington DC và Austin, Texas. Trên toàn cầu, ứng dụng đã giúp người dùng tiết kiệm được hơn 147 triệu bữa ăn, tương đương với khoảng 588 triệu pound thực phẩm. Vào năm 2019, TGTG đã được chứng nhận là BCorp, tức là đã đáp ứng các tiêu chuẩn về hoạt động xã hội và môi trường của mình.

T.H