Startup iSeller thu về 8 triệu đô la Mỹ trở thành siêu ứng dụng dành cho người bán

09:18 15/10/2021

Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bắc Jakarta tuyên bố đã và đang xử lý hơn một triệu giao dịch mỗi tháng trên tất cả các kênh và phục vụ hơn 60.000 chủ doanh nghiệp tại đây.

Startup iSeller trở thành siêu ứng dụng dành cho người bán
Startup iSeller trở thành siêu ứng dụng dành cho người bán. (Ảnh: iSeller)

iSeller, một startup cung cấp các giải pháp thanh toán và thương mại điện tử, đã công bố hoàn thành vòng tài trợ trước Series B trị giá 8 triệu đô la Mỹ do Openspace Ventures và AppWorks đồng dẫn đầu. Các nhà đầu tư khác tham gia bao gồm Mandiri Capital Indonesia và Indogen Capital.

Khoản đầu tư này sẽ cho phép iSeller nâng cao sản phẩm, công nghệ và cơ sở hạ tầng thành một bộ giải pháp kỹ thuật số đầy đủ với tầm nhìn trở thành một “siêu ứng dụng dành cho người bán”. Cụ thể, công ty khởi nghiệp dự định sẽ “mạnh tay” mở rộng các giải pháp thương mại điện tử và sự hiện diện ngoại tuyến tới 50 thành phố trên khắp Indonesia. Được thành lập vào năm 2017 bởi Jimmy Petrus, iSeller đặt mục tiêu trở thành Shopify của Indonesia. Là một công ty SaaS, startup hỗ trợ các doanh nghiệp tiến lên kỹ thuật số với giải pháp đa kênh bao gồm điểm bán hàng, quản lý hàng tồn kho, cửa hàng trực tuyến tức thì, tích hợp thị trường và tích hợp giao hàng thực phẩm.

iSeller tuyên bố rằng công ty đã và đang xử lý hơn một triệu giao dịch mỗi tháng trên tất cả các kênh và phục vụ hơn 60.000 chủ doanh nghiệp tại đây. Đồng thời startup đang triển khai hai sản phẩm mới. Một là iSeller Go, một ứng dụng dành cho điện thoại thông minh hỗ trợ các chủ doanh nghiệp thực hiện các giao dịch và quản lý doanh nghiệp trực tuyến. Hai là giải pháp tích hợp thị trường giúp người bán đơn giản hóa hoạt động trên các nền tảng khác nhau như Tokopedia, Lazada, Shopee và hệ sinh thái Grab với GrabFood, GrabExpress. Trong năm qua, iSeller đã đạt được mức tăng 300% so với cùng kỳ năm trước về số lượng người bán tham gia và mức tăng tương ứng trong doanh thu hàng năm. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự tăng trưởng vững chắc của các giải pháp xử lý thanh toán và thương mại điện tử.

Tổ chức thương mại điện tử Momentum Works Blooming ở Indonesia  ước tính  rằng tổng giá trị hàng hóa của các chợ lớn ở Indonesia đã tăng 91% vào năm 2020 so với năm trước đó và được thúc đẩy bởi nhu cầu số hóa doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch. Năm 2019,  thị phần thương mại điện tử trong tổng thị trường bán lẻ ở Indonesia là 8,2%. Dự báo sẽ đạt 24,1% vào năm 2022. iSeller cũng đã tích hợp thương mại xã hội và trò chuyện vào các giải pháp cũng như đi đến hợp tác với WhatsApp và Facebook.

TL