Chủ nhật 13/07/2025 19:09
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Startup hưởng lợi gì từ gói cơ sở hạ tầng của Biden

02/04/2021 15:27
Gói cơ sở hạ tầng sâu rộng do Tổng thống Joe Biden đưa ra mang lại cho các công ty khởi nghiệp và ngành công nghệ rộng hỗ trợ lớn chưa từng có.

Các công ty công nghệ đã dành hơn một thập kỷ qua để phát triển những đổi mới nông nghiệp, xây dựng, năng lượng, giáo dục, sản xuất, vận tải và hậu cần... Đây là nhóm ngành chịu cạnh tranh mạnh mẽ trong áp dụng công nghệ mới bởi sự ra đời của các thiết bị di động. Giờ đây, những ngành công nghiệp này là trọng tâm trong kế hoạch của tổng thống nhằm đầu tư hàng trăm tỉ đô la làm cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại”. Dù ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thì đây cũng sẽ là một động lực lớn cho một số công ty khởi nghiệp cùng các công ty công nghệ.

Shayle Kann, một đối tác của công ty đầu tư Energy Impact Partners cho biết: “Khoản đầu tư theo định hướng trong kế hoạch mới của Biden sẽ gấp khoảng 10 lần so với Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Mỹ năm 2009 (ARRA). Nó sẽ mang lại cơ hội to lớn cho nhiều lĩnh vực công nghệ khí hậu khác nhau, từ điện sạch đến quản lý carbon và điện khí hóa phương tiện giao thông.” Chính sách mới được ví với “Một thỏa thuận mới xanh” nhưng dưới dạng gói hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nâng cấp dịch vụ mà đất nước đang cần. Hơn 700 tỷ đô la của ngân sách được đề xuất sẽ dành cho việc cải thiện khả năng chống lại thiên tai; nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp nước, cấp điện và internet và phục hồi đồng thời cải thiện nhà ở công cộng, các tòa nhà liên bang và bất động sản thương mại, nhà ở cũ.

Ngoài ra, một khoản chi tiêu khác dành cho việc thúc đẩy sản xuất trong nước các thành phần quan trọng như chất bán dẫn; bảo vệ chống lại các đại dịch trong tương lai; xây dựng các trung tâm đổi mới trong khu vực để thúc đẩy đầu tư mạo hiểm và phát triển khởi nghiệp nhằm “hỗ trợ sự phát triển của tinh thần kinh doanh trong các cộng đồng da màu và các cộng đồng chưa được phục vụ.”

Khả năng phục hồi khí hậu và năng lượng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Trong bối cảnh các thảm họa khí hậu tấn công Hoa Kỳ trong suốt năm 2020, không có gì ngạc nhiên khi kế hoạch Biden tập trung vào khả năng phục hồi. Khoản tiền lớn đầu tiên được vạch ra trong kế hoạch Biden sẽ kêu gọi tài trợ 50 tỷ đô la để cải thiện, bảo vệ và đầu tư vào các cộng đồng có nguy cơ cao nhất do thảm họa khí hậu thông qua các chương trình của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị và mới sáng kiến ​​của Sở Giao thông vận tải. Bên cạnh đó thúc đẩy tài trợ cho các sáng kiến và công nghệ của các startup cũng được ưu tiên như ngăn ngừa cháy rừng; mực nước biển dâng cao, bão lũ; quản lý tài nguyên nông nghiệp mới,...

Tiết kiệm năng lượng và nâng cấp các hạng mục công trình cho đến nay vẫn là mục tiêu lớn nhất của gói cơ sở hạ tầng Biden. Tổng cộng chính phủ Biden dành 400 tỷ đô la cho sửa chữa, xây mới, nâng cấp nhà cửa, văn phòng, trường học, bệnh viện của cựu chiến binh và các tòa nhà liên bang. Không những vậy, các quỹ Greensoil Proptech Ventures và Fifth Wall Ventures đang huy động đầu tư 200 triệu đô la tập trung các giải pháp công nghệ khí hậu và hiệu quả năng lượng. Brendan Wallace, người đồng sáng lập Fifth Wall, cho hay: “Bất động sản tiêu thụ 40% tất cả năng lượng. Đây sẽ là ngành chi tiêu nhiều nhất cho công nghệ khí hậu.” Vì vậy xây dựng các khu bất động sản kết hợp tính năng khử các bon cũng có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu bên cạnh khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cho cư dân.

Kế hoạch Biden còn kêu gọi Quốc hội ban hành các chương trình tài trợ mới trao tài trợ linh hoạt cho các khu vực pháp lý điều chỉnh nhà ở giá cả phải chăng. Một phần trong số đó sẽ bao gồm 40 tỷ đô la cải thiện cơ sở hạ tầng của các khu nhà ở công cộng ở Mỹ. Công ty BlocPower đã tham gia chương trình này. Startup cho biết: “Kế hoạch khí hậu Biden là một kế hoạch cứu nền kinh tế Mỹ và cứu hành tinh. Đây là Avengers Endgame ngoài đời thực. Chúng tôi không thể hoàn thành trong 5 năm qua… nhưng chúng tôi có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí hậu trong tương lai.”

Tài trợ khởi nghiệp trong tương lai

Theo Nhà Trắng, một phần của gói đầu tư tác động trực tiếp đến các công ty khởi nghiệp: “Động cơ tăng trưởng kinh tế mới đã xuất hiện nhờ các khoản đầu tư công hỗ trợ nghiên cứu, thương mại hóa và chuỗi cung ứng mạnh mẽ. Tổng thống Biden kêu gọi Quốc hội đầu tư nghiên cứu và sản xuất thông minh, phát triển kinh tế khu vực cũng như lực lượng lao động nhằm cung cấp đủ điều kiện và công cụ cần thiết trong cuộc cạnh tranh trên trường toàn cầu.”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Để đạt được điều đó, Biden đang đề xuất chi thêm 480 tỷ đô la thúc đẩy nghiên cứu và phát triển bao gồm 50 tỷ đô la cho Quỹ Khoa học Quốc gia, 30 tỷ đô la khác được thiết kế để hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn và cuối cùng là 40 tỷ đô la nâng cấp cơ sở hạ tầng nghiên cứu. Ngoài ra còn có một sáng kiến ​​thành lập ARPA-C, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Nâng cao tập trung vào khí hậu được mô hình hóa dựa trên chương trình DARPA đã khai sinh ra Internet. Cụ thể, 20 tỷ đô la đang hướng tới tài trợ cho các dự án nghiên cứu lưu trữ năng lượng, thu giữ và lưu trữ carbon, hydro, phân tách nguyên tố đất hiếm và hạt nhân tiên tiến, nhiên liệu sinh học, sản phẩm sinh học, điện toán lượng tử và xe điện.

Phần lớn hỗ trợ 300 tỷ đô la dành cho kiểm soát sinh học và chuẩn bị ứng phó đại dịch. Cuối cùng đối với các startup, 31 tỷ đô la được chi cho các chương trình cho phép các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tín dụng, vốn đầu tư mạo hiểm. Cụ thể đề xuất kêu gọi tài trợ cho các vườn ươm doanh nghiệp nhỏ dựa vào cộng đồng và các trung tâm đổi mới để hỗ trợ sự phát triển trong cộng đồng da màu và các cộng đồng không được phục vụ.

Xây dựng mạng lưới Internet

Theo dữ liệu từ Nhà Trắng, hơn 30 triệu người Mỹ đang sống ở những khu vực không có cơ sở hạ tầng băng thông rộng cung cấp tốc độ tối thiểu. Các vùng nông thôn và khu vực hẻo lánh thiếu khả năng tiếp cận. Tuy rằng Hoa Kỳ được biết đến là một trong số quốc gia có băng thông rộng cao nhất trong các nước OECD nhưng hàng triệu người Mỹ lại không thể sử dụng internet băng thông rộng ngay cả khi cơ sở hạ tầng tồn tại ở nơi họ sinh sống.

Do đó, 100 tỷ đô la mà chính quyền Biden đang dành cho cơ sở hạ tầng băng thông rộng bao gồm các mục tiêu đáp ứng 100% phạm vi phủ sóng băng thông rộng tốc độ cao và ưu tiên hỗ trợ cho các mạng thuộc sở hữu, điều hành hoặc liên kết với chính quyền địa phương, tổ chức phi lợi nhuận và hợp tác xã.

Khoản tiền mới đem lại sự thay đổi trong chính sách, mở ra cơ hội cho các nhà điều hành đô thị hoặc liên kết với các hợp tác xã nông thôn tránh phải cạnh tranh với các nhà cung cấp tư nhân và yêu cầu các nhà cung cấp internet phải minh bạch về giá cả. Tổng thống cam kết làm việc với Quốc hội để tìm ra giải pháp giảm giá internet cho tất cả người dân Mỹ, tăng cường áp dụng ở cả nông thôn và thành thị. Sự cạnh tranh này mang lại lợi thế và tạo ra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet mới trên cả nước.

TL

Tin bài khác
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.