Dịch vụ mới chuyển đổi phương tiện chạy bằng xăng thành phương tiện điện của startup Fomm sẽ bằng cách lắp pin và động cơ điện cho xe cũ.
Ngoài dịch vụ biến xe xăng thành xe điện, Fomm còn nhận đổi pin cho xe, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian sạc pin. Hiện nay với xe điện, một trong những điểm yếu lớn nhất là thời gian sạc quá lâu. Có xe mất đến 10 tiếng để sạc đầy nếu dùng ổ cắm thông thường. Còn dùng bộ sạc nhanh thì cũng có thể mất 30 đến 60 phút. Điều này khiến một số bên điều hành xe phải sạc xe vào ban đêm để xe có đủ điện chạy ban ngày.
Với vấn đề này, dịch vụ đổi pin của Fomm có thể giải quyết dễ dàng, bởi hệ thống của họ chỉ cần hai phút để thay pin. Ngoài ra bộ sạc sẽ được lắp đặt bên trong các trạm giao hàng. Khi đó tài xế có thể đổi pin lúc đến nhận hàng.
Tại Trung Quốc, Nhật Bản, mô hình này đang nổi lên nhanh chóng như một giải pháp khắc phục những điểm bất cập của việc sở hữu xe điện.
Công ty khởi nghiệp đã đón đầu nhu cầu mạnh mẽ từ các công ty giao hàng muốn duy trì tốc độ hoạt động cho đội xe ngày càng hiệu suất bằng cách giảm thiểu thời gian sạc lại.
Fomm được cựu kỹ sư của Suzuki Motor, Hideo Tsurumaki thành lập vào năm 2013. Hiện nay ông đang là Chủ tịch của Fomm. Ngoài ra, các cổ đông của Fomm còn có đơn vị bán lẻ hàng điện tử Yamada, nhà sản xuất robot Yaskawa và công ty tiện ích Shikoku Electric.
Bên cạnh đó, Fomm còn hợp tác với hiệp hội các cửa hàng sửa chữa ô tô, đào tạo họ cách chuyển đổi xe xăng thành xe điện, bởi đây chính là địa điểm diễn ra quá trình chuyển đổi xe.
Thời gian đầu, dịch vụ hướng đến Suzuki microvan Every, loại xe được các công ty giao hàng sử dụng rộng rãi. Fomm sẽ thay động cơ bằng mô tơ và lắp pin vào. Pin và động cơ sẽ được sản xuất tại Nhật Bản và Thái Lan.
Theo Bộ giao thông vận tải Nhật Bản, những chiếc xe tải đã được chuyển đổi sẽ được phép sử dụng trên đường với điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho xe hơi.
Mức phí mà Fomm đang đề xuất là 1,8 triệu yên (khoảng 13.300 USD), với mục tiêu chuyển đổi 1000 chiếc minivan trong năm tài chính bắt đầu từ tháng sau.
Một số bên nghi ngờ tính khả thi của dịch vụ này, bởi ở Nhật Bản, mua xe điện mới sẽ rẻ hơn chuyển đổi xe xăng thành xe điện, vì chính phủ đang có trợ giá cho người mua xe mới. Tuy nhiên, Fomm lập luận rằng dịch vụ của họ có lợi hơn cho các bên vận hành kinh doanh, vì họ có dịch vụ đổi pin kèm theo. Ngoài ra chuyển đổi xe xăng thành xe điện cũng là giải pháp phù hợp trong bối cảnh thiếu nguồn cung xe mới.
Hoạt động kinh doanh hoán đổi pin đã không hấp dẫn ở Nhật Bản do các quy định chặt chẽ về hỏa hoạn liên quan đến việc lưu trữ pin lithium. Chính phủ Nhật Bản dự kiến nới lỏng các quy định, cho phép giữ pin ô tô ở các tòa nhà cao tầng, bên cạnh nhà một tuần, miễn là tòa nhà đó được trang bị vòi phun nước. Việc thay đổi quy tắc sẽ giúp thiết lập các trạm đổi pin dễ dàng hơn nhiều.
Thực tế sau khi chính phủ nới lỏng quy định về lưu trữ pin, đã có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy các dịch vụ tương tự. Isuzu Motors, một hãng sản xuất xe tải, cũng đã phát triển 1 mẫu xe tải cỡ nhỏ cho phép đổi pin hay Honda Motor cũng đã thành lập 1 liên doanh với công ty năng lượng Eneos để phát triển 70 trạm đổi pin ở Tokyo cho đến tháng 3/2024.
Phương Hà (t/h)