Thứ sáu 04/04/2025 00:05
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Canada

26/11/2024 20:09
Nguyên đơn trong vụ việc cáo buộc rằng các sản phẩm sơ mi rơ moóc được lắp ráp và hoàn thiện tại Việt Nam thực chất sử dụng linh kiện và bộ phận chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngày 25/11/2024, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng cuộc điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là vụ việc đầu tiên mà Canada tiến hành liên quan đến hành vi lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, theo thông báo từ Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương. Cuộc điều tra được thực hiện theo quy định của Đạo luật Các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) sau khi Công ty Max-Atlas International Inc., nguyên đơn trong vụ việc, cáo buộc rằng các sản phẩm sơ mi rơ moóc được lắp ráp và hoàn thiện tại Việt Nam thực chất sử dụng linh kiện và bộ phận chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Max-Atlas cho rằng, quá trình sản xuất tại Việt Nam chỉ mang tính hình thức và không đáng kể nhằm né tránh các biện pháp thuế mà Canada đã áp đặt đối với Trung Quốc.

Sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Canada
Sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Canada (Ảnh minh họa)

Trước đó, vào năm 2022, Max-Atlas từng là nguyên đơn trong một vụ việc tương tự, khi Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức 126,4% và thuế chống trợ cấp ở mức 12.370 Nhân dân tệ/đơn vị đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Trung Quốc. Các sản phẩm này được phân loại chủ yếu theo mã HS 8716.39, ngoài ra còn có thể thuộc các mã 8706.00, 8716.40, 8716.80 và 8716.90. CBSA cáo buộc rằng, sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là kết quả của hành vi lẩn tránh các biện pháp thuế đã áp dụng đối với Trung Quốc.

Theo kế hoạch, CBSA sẽ tiến hành cuộc điều tra trong vòng 180 ngày và có thể gia hạn tối đa lên 240 ngày nếu cần thiết. Các mốc thời gian quan trọng bao gồm: ngày 10/12/2024, CBSA ban hành bản tuyên bố lý do liên quan đến việc khởi xướng điều tra; ngày 16/12/2024 là hạn cuối để các nhà nhập khẩu nộp bản trả lời cho yêu cầu thông tin của cơ quan điều tra; đến ngày 2/1/2025, các nhà xuất khẩu sẽ phải hoàn tất nộp các tài liệu liên quan. Hồ sơ vụ việc dự kiến đóng vào ngày 14/3/2025, tiếp theo đó là bản tuyên bố dữ liệu trọng yếu được công bố ngày 9/4/2025. Các bên liên quan sẽ có thời hạn đến ngày 16/4/2025 để gửi ý kiến và đến ngày 23/4/2025 để nộp các phản biện. Kết luận cuối cùng dự kiến được công bố vào ngày 23/5/2025, và bản tuyên bố lý do sẽ được ban hành vào ngày 6/6/2025.

Trước diễn biến này, Cục Phòng vệ thương mại đã khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có liên quan cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của Canada về điều tra chống lẩn tránh, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu và hợp tác tích cực với CBSA trong suốt quá trình điều tra. Ngoài ra, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời. Việc xử lý vụ việc không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của từng doanh nghiệp mà còn giữ vững uy tín và lợi ích kinh tế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bài liên quan
Tin bài khác
Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Việc mở cửa thị trường Singapore đối với sản phẩm gia cầm Việt Nam là một cột mốc quan trọng, thể hiện khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của ngành chăn nuôi trong nước.
Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, trong khi vàng vọt lên đỉnh kỷ lục 3.148 USD/ounce trước thời điểm Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng toàn diện. Nỗi lo suy thoái kinh tế đang bao trùm thị trường.
Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên tăng giá, vàng cũng liên tiếp lập đỉnh kỷ lục khi bất ổn thuế quan của Mỹ đẩy dòng tiền đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo rủi ro đình lạm toàn cầu.
Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Do tăng đột biến các vụ việc phòng vệ thương mại mà Ủy ban Thương mại Hàn Quốc phải xử lý nên đơn vị này gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam.
Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Phố Wall chứng kiến đà sụt giảm mạnh khi niềm tin tiêu dùng Mỹ suy yếu và lạm phát dai dẳng. Các chỉ số S&P 500, Nasdaq đồng loạt giảm điểm, dấy lên lo ngại về nguy cơ đình lạm 2025.
Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Do nguồn cung trong nước cải thiện, nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I.
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng với với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam, dự kiến vào ngày 5/8/2025, trừ trường hợp có gia hạn.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển một thị trường thương mại điện tử bền vững và đáng tin cậy.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vượt qua thách thức, tiếp tục tận dụng cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật sụt giảm mạnh sau lệnh thuế 25% của Mỹ: Toyota, Nissan, Honda đồng loạt 'bốc hơi' 3%, Thủ tướng Nhật cảnh báo hệ lụy toàn cầu.
Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá vào ngày 6/3/2025 với xi măng Việt Nam, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm toàn cầu đang có sự phân hóa rõ rệt khi bước vào năm 2025. Trong bối cảnh ngành tôm quốc tế điều chỉnh sau năm 2024 nhiều biến động, các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang vận động theo những quy luật riêng, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, châu Âu đã phát đi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu và nông sản Việt Nam.