Vậy thuế là gì và tại sao chính phủ phải áp đặt thuế? Đối với SME, các khoản thuế chính bao gồm thuế đánh vào hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước với một số mục đích khác nhau. Thuế nhập khẩu khiến giá nhập món hàng trở nên đắt đỏ hơn, từ đây kích thích người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm sản xuất tại địa phương thay cho những mặt hàng nhập khẩu tốn kém. Vì vậy, mục đích đầu tiên của thuế nhập khẩu là khiến người dân mua hàng được sản xuất bởi các công ty quốc nội. Nguyên nhân khác xuất phát từ bảo vệ các doanh nghiệp địa phương. Nếu nhu cầu sản phẩm trong nước gia tăng đồng nghĩa với tạo ra nhiều việc làm và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên không phải kế hoạch nào cũng đi đúng hướng.
Vấn đề xảy ra khi một nước áp đặt thuế suất, các quốc gia khác cũng trả đũa bằng các lệnh thuế riêng biệt. Điều này sẽ gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu đồng thời có khả năng dẫn đến một cuộc chiến thương mại đi kèm hệ lụy đối với tất cả các nước trong cuộc.
SME tổn hại nhiều hơn doanh nghiệp lớn
Không thể phủ nhận với cương vị là hai thực thể kinh tế đứng đầu thế giới, Trung Quốc và Hoa Kỳ có liên kết thương mại mạnh mẽ. Số nhiều các doanh nghiệp lớn nhất tại Hoa Kỳ có thỏa thuận kinh doanh mở rộng với nước đối địch. Hậu quả là, cuộc chiến thương mại đang diễn ra sẽ ảnh hưởng tới những cái tên khủng ở Hoa Kỳ.
Lấy ví dụ trường hợp của Apple, nhà sản xuất iPhone, một trong những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới, kiếm được hơn một phần doanh thu từ hoạt động trên khắp Trung Quốc bao gồm đại lục, Hồng Kông và Đài Loan. Top ba công ty xe hơi của Mỹ gồm có GM, Ford và Chrysler đã tăng cường kinh doanh ở đất nước tỷ dân. Ngoài ra còn có hàng tá các doanh nghiệp lớn khác hợp tác quan hệ.
Đáng nói, đây không phải nhóm đối tượng thiệt hại nặng nhất do đấu đá thương mại. Các “gã khổng lồ” với tài nguyên, kinh chế vững chắc dễ dàng tiếp cận khoản vay ngân hàng và nguồn vốn đa dạng. Bên cạnh đó, thuế quan chỉ đánh vào lợi nhuận thay vì đe dọa nghiêm trọng trong hoạt động cốt lõi.
Thế nhưng câu chuyện sẽ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xem xét nhóm ngành bán lẻ tại Hoa Kỳ, theo các nhà phân tích của Chính phủ, ngành công nghiệp này sở hữu khoảng một triệu doanh nghiệp trên cả nước với tổng doanh số rơi vào năm nghìn tỷ đô la. Liên quan Bán lẻ Quốc gia (NRF) chỉ ra viễn cảnh cho thấy thuế nhập khẩu có tác hại to lớn cho doanh nghiệp bán lẻ. NRF phân tích đây là một hậu quả của chiến tranh thương mại và rằng “giá cả sẽ tăng còn nền kinh tế thì phải gánh chịu”. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề duy nhất, Trung Quốc đã thiết lập độc quyền đối với một số hàng hóa nhập khẩu. Một bài báo gần đây trên tờ Quartz chỉ ra có 11 loại sản phẩm do Trung Quốc cung cấp 95% hoặc nhiều hơn số lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
SME có thể làm gì để giảm thiểu tác động?
Có vẻ như thuế nhập khẩu sẽ không được xóa bỏ cũng như cuộc chiến thương mại không có hồi kết. Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn, lợi nhuận và nhu cầu thấp hơn cho các mặt hàng. Doanh nghiệp có thể làm gì? Giải pháp rõ nhất là tăng giá. Các công ty bán hàng cho doanh nghiệp khác có lợi thế trong phương diện này. Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đàm phán với người mua và giải thích nguyên nhân tăng giá. Nhưng công ty hoạt động trong môi trường B2C sẽ trải qua nhiều thách thức hơn. Rất khó để thuyết phục hàng trăm hay hàng nghìn khách hàng lẻ rằng giá tăng là do bất khả kháng.
Trong trường hợp chiến lược tăng giá không khả quan, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể xem xét các lựa chọn dưới đây:
Cắt giảm chi phí: Giảm thiểu chi phí luôn là một ý tưởng hay, đặt biệt là khi lợi nhuận đi xuống. Doanh nghiệp nên tập trung cắt giảm các chi phí phi sản xuất không góp mặt vào chuỗi sản phẩm cuối. Nhưng cần lưu ý rằng chiến lược này có thể tăng thu nhập ngay lập tức nhưng cũng khiến doanh số bán hàng giảm trong trung và dài hạn.
Tìm nguồn cung mới: Đổi nhà cung cấp không phải chuyện dễ dàng nhưng nếu có thể tìm kiếm công ty trong nước làm nguồn hàng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu hàng hóa. Một lựa chọn khác là chọn nguồn cung ở các nước không đánh thuế. Trong mọi trường hợp, SME cũng đều là bên chịu chi phí cao nếu nhà cung cấp không phải là Trung Quốc.
TL