SME Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách chống dịch

22:41 26/06/2021

Tại sao 200.000 doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa vào năm 2020?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải vật lộn để tồn tại trong đại dịch tuy nhiên không phải công ty nào cũng may mắn vượt qua “bão” Covid-19. Theo thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang, 200.000 doanh nghiệp nhỏ đã đóng cửa vào năm 2020 và khoảng 130.000 trong số đó là các công ty cá nhân. Các doanh nghiệp nhỏ như nhà hàng, thẩm mỹ viện, cửa hàng bán lẻ và hơn thế nữa đều buộc phải đóng cửa và mở cửa vào tháng 3 năm 2020 để tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về lệnh giãn cách không ra khỏi nhà. Thật không may tình hình dịch bệnh phức tạp khiến các lệnh hạn chế kéo dài hơn dự kiến, từ vài tuần biến thành nhiều tháng đối với phần lớn doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi trên thực tế, nhiều quyết định đã làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ trong thời kỳ nhạy cảm.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Doanh nghiệp buộc phải đóng cửa 

Đặt hàng trực tuyến là một trong những áp dựng kỹ thuật thành công nhất trong năm vừa qua và không thể phủ nhận đây là cứu cánh cho tất cả các công ty. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra mặc dù cùng chung ngành nghề, cùng cách thức hoạt động nhưng các tập đoàn lớn như Walmart và Amazon được phép mở cửa trong khi doanh nghiệp quy mô nhỏ phải đóng cửa. Quyết định này có lẽ chỉ giúp các “ông lớn” vốn đã “khổng lồ” thậm chí còn đạt được mức lợi nhuận cao hơn trong thời buổi khó khăn. Cụ thể, lợi nhuận của Amazon tăng gần 200% và Walmart đạt hơn 45% trong ba quý đầu năm 2020 lên 15,6 tỷ đô la.

Viện trợ thực chất chỉ đến tay doanh nghiệp lớn?

Ngay sau khi lệnh đóng cửa và người dân phải ở trong nhà được ban hành, Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế Coronavirus (Đạo luật CARES), một dự luật kích thích kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ đô la đã được thông qua nhằm cứu trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Chương trình Bảo vệ Phiếu lương là chương trình cho vay lớn nhất với gần 350 tỷ đô la tiền quỹ dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Mục tiêu là cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 500 nhân viên một khoản vay để trang trải tám tuần lương. Tuy nhiên, khi chương trình được triển khai, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc đăng ký vay vốn vì nhiều doanh nghiệp lớn, những người có mối quan hệ đang được ưu ái hơn đối tượng của chính sách. Trên thực tế, một cuộc khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Quốc gia vào tháng 4 năm 2020 cho thấy 52% doanh nghiệp nhỏ đăng ký theo hình thức PPP không nhận được các khoản vay.

Trong một năm qua, nhiều thông tin được công bố nêu bật những thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khi cố gắng để có được một khoản vay. Theo thông tin do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ công bố vào tháng 12 năm 2020, hơn một nửa số vốn PPP đã chi cho 5% doanh nghiệp, trớ trêu thay tất cả đều là các doanh nghiệp lớn. Khi làn sóng tài trợ thứ hai khởi động hồi đầu năm, các yêu cầu đối với khoản vay PPP thứ hai đã được thay đổi như giưới hạn đối tượng cho vay là các doanh nghiệp có dưới 300 nhân viên, dành 15 tỷ đô la cho các tổ chức tài chính cộng đồng và chủ doanh nghiệp ở các khu vực có thu nhập thấp. Thật không may, những thay đổi này đã là quá muộn đối với hơn một nửa số doanh nghiệp nhỏ không thể đảm bảo khoản vay gần một năm trước đó. Sau hơn một năm đối mặt với những thách thức, các doanh nghiệp nhỏ đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết và tiếp tục nỗ lực để phục hồi. Chỉ số doanh nghiệp nhỏ của Phòng Thương mại và Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, trong quý 1, 59% doanh nghiệp nhỏ dự đoán sẽ mất từ ​​sáu tháng đến một năm để trở lại bình thường.

TL