Thứ ba 17/09/2024 02:00
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Singapore phê duyệt danh mục 16 loại côn trùng có thể nhập khẩu làm thức ăn

12/07/2024 15:28
Cơ quan Thực phẩm Singapore (Singapore Food Agency - SFA) đã công bố 16 loại côn trùng có thể nhập khẩu như thực phẩm, trong đó có một số loại quen thuộc với người dân Việt như nhộng tằm, dế…
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Singapore đã tiến hành một bước nhảy vọt khi chính thức phê chuẩn 16 loại côn trùng an toàn để làm thực phẩm. Các loại côn trùng được phê duyệt bao gồm các loài dế, nhộng, ấu trùng một số loài ngài, ấu trùng bọ cánh cứng và một loài ong mật. Cơ quan này cho biết họ đưa ra quyết định này bởi “Ngành công nghiệp về côn trùng rất độc đáo và thực phẩm từ côn trùng là một thị trường mới”.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) hiện đang thúc đẩy và khuyến khích tiêu thụ các loại thức ăn làm từ côn trùng. Họ cho rằng đây là một lựa chọn thân thiện với môi trường để bổ sung chất đạm vào khẩu phần ăn - điều này đúng với cả con người và các loại gia súc, gia cầm.

Những loại côn trùng được xếp vào danh mục thực phẩm cho người được Singapore phê duyệt

Cơ quan Thực phẩm Singapore đã phê duyệt 16 loại côn trùng (bao gồm cả các kiểu biến thái của những sinh vật này), cụ thể:

- Những loài côn trùng được chấp nhận ở dạng trưởng thành: 04 loài dế, 02 loài cào cào, 01 loài châu chấu và 01 loài ong mật;

- Những loài côn trùng được chấp nhận ở dạng ấu trùng: 03 loài sâu bột, sùng đất, ấu trùng bọ hung tê giác và ấu trùng của hai loài bướm đêm. Cũng theo danh mục này, tằm và nhộng tằm đều được cho phép làm thức ăn.

Nhộng tằm được cho phép nhập khẩu vào Singapore để làm thực phẩm - Ảnh minh họa
Nhộng tằm được cho phép nhập khẩu vào Singapore để làm thực phẩm. Ảnh minh họa.

Theo tờ Straits Times, một chuỗi nhà hàng tại Singapore có tên là House of Seafood đã đưa 30 món ăn làm từ côn trùng vào thực đơn, bao gồm sushi tằm và dế, trứng cua muối ăn kèm sâu gạo và “Minty Meatball Mayhem” - một loại thịt viên được phủ sâu lên trên.

Bên cạnh những loại côn trùng được trực tiếp nhập khẩu làm thức ăn, những sản phẩm có chứa thành phần từ côn trùng có thể nhập khẩu vào Singapore bao gồm: Dầu được làm từ côn trùng; mì Ý sống có phụ gia được làm từ côn trùng; sô-cô-la và các loại bánh kẹo trong đó thành phần côn trùng không vượt quá 20%; kén tằm và ấu trùng bọ hung được muối, muối chua và hun khói.

Theo một nghiên cứu được đăng gần đây trên Tạp chí Scientific Reports, hiện trên thế giới có 128 quốc gia sử dụng côn trùng làm thức ăn và có 2.205 loại côn trùng được dùng làm thực phẩm trên toàn thế giới. Đa số các loài này có thể tìm thấy ở các quốc gia châu Á, Mexico và các quốc gia châu Phi. Tại Thái Lan, Ấn Độ, Cộng hòa Dân chủ Congo và Trung Quốc, có hàng trăm loài côn trùng hiện đang được tiêu thụ. Nhật Bản, Brazil và Cameroon cũng không hề kém cạnh khi có hơn 100 loài côn trùng đang được sử dụng làm thực phẩm tại ba quốc gia này. Các sản phẩm từ côn trùng đang được bày bán khắp các nơi trên thế giới và có mặt tại vô số nhà hàng, siêu thị, các khu chợ và thậm chí là trong các máy bán hàng tự động.

Tiềm năng từ chăn nuôi và xuất khẩu côn trùng

Cùng với việc gia tăng dân số và biến đổi khí hậu, các sản phẩm mang yếu tố bền vững ngày càng giành được nhiều sự quan tâm không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường quốc tế. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho biết, côn trùng có khả năng chuyển hóa dinh dưỡng từ thực vật thành protein với mức độ cao hơn so với gia súc/gia cầm bình thường, trong khi đó tốn ít năng lượng và tài nguyên hơn. Họ cho biết “các loài dế chỉ cần lượng thức ăn ít hơn 6 lần so với bò, ít hơn 4 lần so với cừu, 2 lần so với lợn và gà để tổng hợp được lượng chất đạm ngang chúng”. Việc chăn nuôi các loài côn trùng này cũng có thể được thực hiện trong nhà, sử dụng ít không gian và nước hơn cũng như phát thải nhà kính ít hơn so với chăn nuôi gia súc gia cầm thông thường, phù hợp với những cá nhân, tổ chức không có nhiều điều kiện trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng muốn kiếm thêm thu nhập.

Tại Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thực phẩm đã có từ lâu và hiện vẫn có những trang trại cung cấp các loại côn trùng như nhộng tằm, dế, bọ cạp, cà cuống… cho các chợ hoặc nhà hàng để làm thực phẩm, tuy nhiên nếu nói về việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ côn trùng tại Việt Nam ra nước ngoài thì cho đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm và nghiên cứu. Việc Singapore cho phép nhập khẩu côn trùng trên có thể là một cơ hội mới trên con đường giúp các doanh nghiệp đưa hàng Việt Nam ra thế giới.

Phong Linh

Bài liên quan
Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son