
Sau khi mở cửa biên giới trở lại, nền kinh tế Trung Quốc dần phục hồi
Sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, mở cửa lại biên giới và đón mừng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, doanh số bán lẻ của quốc gia này tăng trở lại.

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), ngày 15/3, thông báo, trong 2 tháng đầu năm 2023, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của nước này tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, ngược với sự sụt giảm trong 3 tháng trước đó. Đây là một chỉ số quan trọng về sức mua của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cũng theo NBS, từ tháng Một đến tháng Hai, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc đạt 7.700 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.120 tỷ USD).
Doanh số bán lẻ tăng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, mở cửa lại biên giới và đón mừng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Mức tăng trưởng 3,5% trên phù hợp với kỳ vọng và tốt hơn nhiều so với mức giảm 1,8% trong tháng 12/2022, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi.
Cùng với việc Bắc Kinh tuần này nối lại cấp thị thực du lịch, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục cải thiện trong năm 2023.
NBS cũng cho biết, đầu tư tài sản cố định cũng tăng trưởng ổn định trong 2 tháng đầu năm, một tín hiệu nữa phản ánh sự phục hồi kinh tế bền vững.
Cụ thể, các khoản đầu tư vào tài sản cố định đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 5.357 tỷ nhân dân tệ (khoảng 780 tỷ USD) trong cả tháng Một và tháng Hai.
Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đã ghi nhận mức tăng mạnh 9% trong cùng giai đoạn và đầu tư vào sản xuất cũng duy trì đà tăng trưởng, tăng 8,1%. Tuy nhiên, dòng vốn đổ vào phát triển bất động sản giảm 5,7%.
Phát biểu họp báo, Người phát ngôn của NBS Fu Linghui cho biết, hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và nước này sẽ đẩy mạnh đầu tư để giải quyết vấn đề phát triển không cân bằng.
Quan chức này cũng chỉ ra rằng, thị trường bất động sản đã có một số chuyển biến tích cực mặc dù đầu tư vào lĩnh vực này tiếp tục giảm.
Theo ông, thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình điều chỉnh và sẽ dần ổn định nhờ sự cải thiện của nền kinh tế nói chung và kỳ vọng của thị trường.
Chuyên gia Julian Evans-Pritchard, thuộc Capital Economics nhận định, các số liệu kinh tế gần đây cho thấy sự gián đoạn do dịch COVI-19 gây ra đang giảm dần và điều kiện kinh tế cải thiện nhanh chóng vào đầu năm nay.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs kỳ vọng đà tăng trưởng của Trung Quốc sẽ cải thiện hơn nữa trong những tháng tới, chủ yếu nhờ đà phục hồi tiêu dùng và sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô.
Trong khi đó, các chuyên gia của Nomura lưu ý xuất khẩu thu hẹp và sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản đã cản trở đà phục hồi. Dù vậy, các chuyên gia này dự báo, GDP trong quý I/2023 sẽ tăng 3,6% so với một năm trước, cao hơn mức tăng 2,9% trong quý IV/2023. Để thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng cường bơm thanh khoản tháng thứ tư liên tiếp, song vẫn giữ nguyên lãi suất.
Ngọc Phi (TH)
- Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam-Trung Quốc
- Trong 2 tháng đầu năm, thương mại giữa Trung Quốc và Nga tăng 36,4%
- Hợp tác du lịch là một trong lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Thúc đẩy thương mại nông sản, thủy sản giữa Việt Nam-Trung Quốc
Cùng chuyên mục


Coinbase khuyến khích các nhà phát triển tạo ra "đồng tiền phẳng" có thể theo kịp lạm phát

Nhà kinh tế Robert Shiller của Đại học Yale cho biết giá nhà ở Mỹ vẫn còn rất cao

Theo Jeffrey Gundlach, người đã vạch ra chiến lược các nhà đầu tư chứng khoán nên làm trong vài tháng nữa

Warren Buffett xua tan nỗi lo suy thoái kinh tế bằng cách đầu tư thêm 216 triệu đô la vào cổ phiếu Dầu khí

Xiaomi đối mặt với khó khăn khi doanh thu sụt giảm trong năm 2022
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản