Ngoài Hydro xanh, được tạo ra bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo để phân tách các phân tử nước, có thể cung cấp năng lượng cho các phương tiện hạng nặng và khử carbon cho các ngành công nghiệp như luyện thép mà không thải ra carbon dioxide (CO2). Mới đây, công ty khởi nghiệp Lhyfe, có trụ sở ở thành phố Nantes (Pháp) đã công bố đạt được thành công trong dự án sản xuất "hydro xanh" từ điện được sản xuất từ một tuabin gió nổi ngoài khơi Le Croisic (tỉnh Loire-Atlantique). Địa điểm sản xuất hydro ngoài khơi trên có tên SeaLhyfe, đơn vị nổi có màu vàng sáng, dài 21m và rộng 14m, chứa một hệ thống điện phân có khả năng biến đổi nước biển, được khử muối tại chỗ, thành khí hydro và oxy, nhờ điện năng được cung cấp từ tuabin gió nổi nằm gần đó.
Trên khắp thế giới, cuộc chạy đua về Hydro xanh đang diễn ra và sự phát triển của các trang trại gió ngoài khơi đang bùng nổ. Về lâu dài, việc sản xuất hydro từ các tua-bin gió ngoài khơi có thể cho phép tất cả các quốc gia hưởng lợi từ đường bờ biển tiếp cận với vectơ năng lượng xanh tái tạo.
Sealhyfe có khả năng sản xuất tới 400 kg hydro xanh tái tạo mỗi ngày, tương đương với công suất 1 MW. Đến năm 2030-2035, ngoài khơi có thể mang lại công suất lắp đặt bổ sung khoảng 3 GW cho Lhyfe. Địa điểm sẽ hoạt động trong 6 tháng đến một năm nhằm thử nghiệm quá trình sản xuất hydro trong các điều kiện khắc nghiệt (nước mặn, thủy triều, bão...).
“Chúng tôi muốn chứng minh rằng, chúng ta có thể sản xuất hydro xanh từ năng lượng gió ngoài khơi. Dự án này cho thấy tiềm năng đáng kể trong việc tiến hành sản xuất ở quy mô đại trà, cũng như giúp nhanh chóng khử carbon khỏi ngành công nghiệp và vận tải”, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Lhyfe cho biết.
Ngọc Phi (TH)