Rong biển là món ăn khá phổ biến đối với những người quan tâm đến sức khỏe. Bởi ăn rong biển được biết đến như một món ăn lành mạnh và bổ dưỡng để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống. Sử dụng rong biển thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của rong biển
Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ, dùng để chỉ nhiều loài tảo và thực vật biển khác nhau có màu xanh lá, đỏ, nâu đen. Có hơn 800 loại rong biển, phổ biến là: Rong biển Nori, rong biển Wakame, rong biển Kombu, rong biển Hijiki… Chúng sống ở môi trường nước mặn và nước lợ, trên các rạn san hô, vách đá hoặc dưới tầng nước sâu ngoài đại dương.
Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng có thể khác nhau tùy theo từng loài và khu vực sinh sống. Về cơ bản, trong 100g rong biển sẽ chứa 10g carbs, 2g protein, 1g chất béo, 180% RDI magie, 70% RDI magan, 20% RDI sắt, 70% RDI natri, 60% RDI canxi, 45% RDI kali, 50% RDI folate, 80% RDI vitamin K.
Bên cạnh đó, rong biển còn chứa một lượng nhỏ các acid béo Omega 3, Omega-6, các Vitamin A, B, C, E, Phosphor và Choline. Đặc biệt, các hợp chất Polysaccharide Sulfate trong rong biển được cho là mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe.
Công dụng của rong biển đối với sức khoẻ
Thúc đẩy tuyến giáp trong cơ thể
Trong cơ thể, tuyến giáp giữ vai trò quan trọng bao gồm cả việc điều hòa sự trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp của bạn cần được cung cấp đủ lượng iốt để hoạt động bình thường. Thành phần iốt luôn có sẵn trong hầu hết các loại rong biển. Không bổ sung đủ iốt từ chế độ ăn uống có thể dẫn đến suy giáp, có thể tạo ra các triệu chứng như: Khô da, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, thậm chí có thể mắc chứng hay quên, trầm cảm và tăng cân mất kiểm soát. Thêm rong biển vào chế độ ăn có thể giúp bạn tiêu thụ đủ iốt để tuyến giáp của bạn hoạt động tối ưu.
Nhu cầu ăn hàng ngày của iốt cho người lớn là 150 microgam mỗi ngày. Nhu cầu này có thể đáp ứng được khi sử dụng rong biển trong bữa ăn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Rong biển có chứa thành phần của một số chất dinh dưỡng có lợi có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Đối với người mới bắt đầu sử dụng rong biển, đây có lẽ là nguồn chất xơ hòa tan tốt và chứa axit béo omega-3 chuỗi dài, cả hai đều có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho kết quả rằng, polysaccharides sulfated (sPS) được tìm thấy trong rong biển có thể có khả năng làm hạ huyết áp và ngăn ngừa tình trạng đông máu.
Rong biển cũng có thể giúp giảm mức cholesterol LDL xấu và tổng mức cholesterol.
Ổn định lượng đường trong máu
Sử dụng rong biển trong chế độ ăn có thể giúp giảm các nguy cơ phát triển của bệnh đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra và tin rằng, một số hợp chất trong trong biển có thể đóng vai trò có lợi trong việc kiểm soát và ổn định đường huyết đồng thời giúp ngăn ngừa đái tháo đường loại 2. Một trong số các hợp chất đó là fucoxanthin, một chất chống oxy hóa mang lại màu sắc đặc trưng cho tảo nâu. Đồng thời hợp chất này giúp giảm kháng insulin và ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, thành phần chất xơ trong rong biển còn có tác dụng làm chậm tốc độ hấp thụ carbs, giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng đường máu dễ dàng hơn.
Giúp giảm cân
Rong biển có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng vì chúng có nhiều chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn. Chất xơ cũng giúp gia tăng sự trao đổi chất và tăng cường sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, algiante có trong rong biển làm chậm sự hấp thụ chất béo đối với cơ thể.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Rong biển cũng có thể giúp bảo vệ cơ thể tránh một số bệnh do nhiễm trùng. Bởi vì thành phần của rong biển có chứa các hợp chất thực vật biển được cho là có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng và bảo vệ bệnh tật.
Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm và có được một sức khoẻ lành mạnh, bạn nên bổ sung ngay rong biển vào thực đơn hàng ngày.
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Trên thực tế, rong biển từ lâu đã là một thành phần trong các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Newcastle đã nghiên cứu alginate, một chất có trong tảo biển nâu. Và thấy rằng nó có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột.
Alginate có trong rong biển cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rong biển làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột. Tác dụng của rong biển với trẻ em là rất tốt cho hệ tiêu hóa dựa vào lượng chất xơ dồi dào, có DHA cùng các khoáng chất, vitamin.
Giảm nguy cơ ung thư
Chính nhờ vào thành phần lignans có trong rong biển, nó có tác dụng tuyệt vời để bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh ung thư nguy hiểm, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, rong biển còn là loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mãn kinh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả. Hãy bổ sung ngay rong biển vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ khỏi các chứng bệnh ung thư nguy hiểm.
Các lợi ích tiềm năng khác của rong biển
Rong biển cũng có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại:
Lưu ý khi ăn rong biển cần phải biết
Rong biển tươi được coi là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, tiêu thụ rong biển thường xuyên hoặc số lượng tiêu thụ lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Nên ăn rong biển với số lượng vừa phải vì rong biển có tính hàn, giải nhiệt. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ như bị lạnh bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy hoặc ngộ độc. Ngoài ra, nên ăn rong biển thường xuyên và đều đặn 2 - 3 lần/tuần để có một sức khoẻ tốt nhất.
Không nấu quá lâu vì rong biển sẽ bị nhừ, hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều. Rong biển cũng chứa thành phần vitamin K, có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu. Những người sử dụng thuốc làm loãng máu nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng rong biển trong chế độ ăn.
Đặc biệt, để đảm bảo sử dụng rong biển một cách an toàn và hiệu quả cần chú ý tới sơ chế và bảo quản loại thực phẩm này. Cách tốt nhất để làm mềm rong biển tươi hoặc rong biển khô là bạn hãy ngâm vào nước trong khoảng 6 tiếng hoặc hơn.
Với rong biển tươi, trước khi chế biến hãy luộc rong biển với một ít dấm. Đến khi rong biển mềm thì vớt ra ngâm trong nước lạnh. Để nguội rồi rửa lại sạch sẽ.
Còn với rong biển khô, bạn nên hấp cách thủy rong biển trong khoảng nửa giờ hoặc lâu hơn. Sau đó ngâm lại với nước lạnh.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!