Thứ tư 16/07/2025 06:36
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Quỹ tài trợ thương mại đối mặt với thách thức thuế quan

Trong nhiều năm qua, các quỹ tài trợ thương mại thường xuyên than phiền về việc thiếu sự quan tâm và hiểu biết của nhà đầu tư đối với loại hình tài sản này. Tuy nhiên, tình hình trở nên phức tạp hơn khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
Quỹ tài trợ thương mại đối mặt với thách thức thuế quan
Quỹ tài trợ thương mại đối mặt với thách thức thuế quan

Các nhà quản lý quỹ cho biết, những đe dọa áp thuế từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với các đối tác thương mại chủ chốt – đặc biệt là mức thuế cao áp lên hàng hóa Trung Quốc – đã làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư, đồng thời thúc đẩy nhu cầu giám sát và tái bảo lãnh chặt chẽ hơn với các danh mục liên quan trực tiếp đến thương mại Mỹ-Trung.

Ông Bos Smith, Giám đốc danh mục chiến lược tài trợ thương mại tại BroadRiver Asset Management (Hoa Kỳ), chuyên mua lại các khoản phải thu của nhà cung cấp châu Á cho thị trường Mỹ, nhận định: “Tình hình hiện tại không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà chúng tôi đang hỗ trợ, mà còn tác động rõ rệt đến tâm lý nhà đầu tư.”

Chia sẻ với GTR, ông Smith cho biết nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm với tài chính thương mại và đây là lần đầu tiên họ tiếp cận loại tài sản này thông qua quỹ. “Trước làn sóng thuế quan và chiến tranh thương mại, họ không biết phản ứng ra sao,” ông nói thêm.

Một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu có nên tạm dừng mua các khoản phải thu thương mại cho đến khi tình hình ổn định. Tuy vậy, ông Smith bày tỏ niềm tin vào quy trình thẩm định của quỹ cũng như tính ngắn hạn của loại tài sản này.

Dù đơn đặt hàng nhập khẩu có dấu hiệu giảm, chi phí gia tăng đang tạo ra nhu cầu mạnh mẽ hơn cho tài trợ thương mại. “Cho đến nay, chúng tôi vẫn duy trì được tốc độ giải ngân, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng tôi đang theo dõi sát sao tác động tiềm tàng của một cuộc chiến thương mại kéo dài tới khối lượng giao dịch,” Smith nhấn mạnh.

Tobias Pfütze, đồng sáng lập Originate Capital – công ty tài chính phi ngân hàng chuyên hỗ trợ nhập khẩu từ châu Á vào Hoa Kỳ – cho biết nhiều khách hàng đã đẩy mạnh tích trữ hàng hóa để giảm thiểu ảnh hưởng của thuế. “Cơn sốt mua sắm ngắn hạn đã thúc đẩy nhu cầu, nhưng các thương nhân giàu kinh nghiệm không hoàn toàn hoảng loạn,” ông nói. Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Về trung và dài hạn, một số nhà cung cấp có thể đối mặt với nguy cơ phá sản nếu không thích ứng được với áp lực thuế quan.”

Một nguyên nhân khác khiến nhà đầu tư dè dặt là rủi ro gian lận – đặc biệt sau những tổn thất nghiêm trọng mà các ngân hàng và tổ chức tài chính nhỏ phải gánh chịu từ những vụ vay vốn gian dối trong đại dịch Covid-19. Điều này cũng khiến một số ngân hàng lớn thu hẹp hoạt động tài trợ thương mại, đặc biệt là với doanh nghiệp vừa và nhỏ – từ đó tạo ra khoảng trống được lấp đầy bởi các quỹ và tổ chức phi ngân hàng.

Các quỹ có thể trực tiếp cho vay hoặc mua tài sản trên thị trường thứ cấp, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận giao dịch và thu lợi thông qua phí dịch vụ. Nhiều quỹ tập trung vào các thị trường mới nổi – nơi các ngân hàng lớn thường xem là quá rủi ro hoặc kém hiệu quả.

Ông Ahmad Al-Sati, đối tác và giám đốc danh mục tại Gemcorp – công ty vừa ra mắt quỹ tài trợ thương mại tập trung vào hàng hóa – nhận định: “Hiện tại, nhu cầu về vốn đang gia tăng rõ rệt. So với thời điểm thành lập quỹ, chúng tôi đang thấy nhiều cơ hội và ý tưởng đầu tư hơn.”

Ông cho biết bản chất ngắn hạn của tài sản thương mại cho phép các công cụ được điều chỉnh giá nhanh chóng để thích ứng với rủi ro và lạm phát phát sinh từ thuế quan. Chiến lược đầu tư vào dòng thương mại giữa các thị trường mới nổi (South-South trade) cũng giúp quỹ tránh được tác động trực tiếp từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi Federated Hermes – tập đoàn quản lý tài sản tài chính thương mại trị giá khoảng 2 tỷ USD thông qua ba quỹ khác nhau. Ông Kazaur Rahman, Giám đốc danh mục tài chính thương mại của công ty, khẳng định: “Tin tức về thuế quan có thể gây sốc trong ngắn hạn, nhưng không phải là mối đe dọa tồn tại với thương mại toàn cầu.”

Ông Rahman nhấn mạnh, dù Hoa Kỳ chiếm khoảng 15% tổng nhập khẩu toàn cầu, vẫn còn một thị trường rộng lớn có thể tiếp cận để đầu tư và đem lại lợi nhuận hấp dẫn. Theo báo cáo, tài sản tài chính thương mại của Federated Hermes mang lại lợi nhuận ròng 8,24% trong hai năm gần nhất và lợi nhuận trung bình hàng năm đạt 3,58% trong thập kỷ qua. Khoảng 60–80% danh mục đầu tư tập trung vào thị trường mới nổi.

Liên Hợp Quốc trong báo cáo ngày 16/4 cũng ghi nhận xu hướng tăng trưởng nhanh của thương mại thị trường mới nổi, hiện chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển có thể chịu ảnh hưởng nặng hơn từ thuế quan khi dòng vốn đầu tư toàn cầu có xu hướng dịch chuyển về các thị trường an toàn hơn.

Một ví dụ điển hình là quỹ của Santander Alternative Investments – đã rút khỏi ít nhất một khoản đầu tư bị ảnh hưởng mạnh bởi các mức thuế trước đó của Hoa Kỳ đối với Canada và Mexico.

Hiện tại, thuế suất của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc đã lên đến 145%, trong khi các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh chỉ nhỉnh hơn đôi chút. Mặc dù một số mức thuế đang tạm thời được hoãn lại nhằm tạo điều kiện đàm phán, nguy cơ lan rộng vẫn hiện hữu.

Ông Smith của BroadRiver cho rằng đây sẽ là một phép thử cho độ bền của tài sản tài chính thương mại: “Chúng tôi không thấy lý do để hoảng sợ. Ngược lại, chúng tôi đang tăng cường liên lạc với khách hàng và biết ơn vì đã đầu tư vào các tài sản ngắn hạn. Chúng tôi không kỳ vọng tỷ lệ vỡ nợ sẽ gia tăng. Trái lại, chúng tôi tin rằng giai đoạn biến động này sẽ chứng minh được khả năng chống chịu vượt trội của loại tài sản này.”

Tin bài khác
Liệu “đặc quyền thái quá” của đồng USD đang đi đến hồi kết?

Liệu “đặc quyền thái quá” của đồng USD đang đi đến hồi kết?

Chiến lược thương mại và tiền tệ của chính quyền ông Donald Trump làm dấy lên một câu hỏi lớn: Liệu đồng USD có đang đánh mất vị thế đặc quyền toàn cầu, vốn từng mang lại lợi ích to lớn cho nước Mỹ?
Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nửa cuối năm 2025

Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nửa cuối năm 2025

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn cao điểm với áp lực đáo hạn lớn trong 6 tháng cuối năm.
Trái phiếu chính phủ “nóng” trở lại: Thị trường thứ cấp sôi động, lợi suất bật tăng

Trái phiếu chính phủ “nóng” trở lại: Thị trường thứ cấp sôi động, lợi suất bật tăng

Thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam đang chứng kiến sự sôi động trở lại cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong tháng 6/2025, khối lượng huy động qua đấu thầu tăng gần 69%, trong khi thanh khoản thứ cấp đạt mức cao nhất từ đầu năm, cho thấy tín hiệu dòng tiền đang quay lại với công cụ tài chính an toàn này.
Vì sao VND đi ngược xu hướng phục hồi của nhiều đồng tiền?

Vì sao VND đi ngược xu hướng phục hồi của nhiều đồng tiền?

Dù nhiều đồng tiền châu Á đã phục hồi, VND vẫn ghi nhận mức mất giá khoảng 2,7 - 2,8% so với USD. NHNN điều hành chính sách “đa mục tiêu” linh hoạt, kịp thời và đồng bộ để duy trì niềm tin thị trường và giữ vững ổn định vĩ mô dù VND đang chịu sức ép kép từ cả bên ngoài lẫn bên trong.
Đồng euro tăng giá mạnh nhờ sóng gió chính sách tại Mỹ

Đồng euro tăng giá mạnh nhờ sóng gió chính sách tại Mỹ

Bất ổn thương mại và tài khóa tại Mỹ đang tạo động lực mới cho đồng euro, khi giới đầu tư toàn cầu tìm đến đồng tiền chung châu Âu như một kênh dự trữ thay thế ổn định hơn.
Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực ưu tiên

Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực ưu tiên

Với những giải pháp đồng bộ, tăng trưởng tín dụng tích cực ngay từ đầu năm, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh.
Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Thị trường tiền tệ ngày 3/7/2025 thể hiện sự thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ tháng 6, khi đồng USD giao dịch giằng co quanh đáy 3 năm và giới đầu tư theo dõi sát hạn áp thuế 9/7 của Washington.
Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm khi ông Trump cân nhắc thay Chủ tịch Fed

Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm khi ông Trump cân nhắc thay Chủ tịch Fed

Đồng USD giảm mạnh giữa lúc nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất Mỹ sẽ sớm hạ, sau thông tin Tổng thống Trump có thể công bố Chủ tịch mới của Fed ngay trong mùa thu năm nay.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% có giúp doanh nghiệp xanh vượt khó?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có giúp doanh nghiệp xanh vượt khó?

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho dự án xanh đang được kỳ vọng lớn. Liệu nó có khắc phục được vướng mắc cũ, thực sự giúp doanh nghiệp chuyển đổi bền vững?
Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất tiền gửi vượt 9% dành riêng cho khoản tiền cực lớn đang phơi bày sự phân hóa sâu sắc của thị trường, nơi "đại gia" hưởng ưu đãi hiếm có.
Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Tăng trưởng tín dụng TP.HCM 5 tháng đầu năm tăng vọt, gần gấp đôi cùng kỳ. Đâu là động lực chính giúp dòng vốn khơi thông, thúc đẩy kinh tế phục hồi và bứt phá?
Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Dù căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, đồng USD không còn phản ứng mạnh như trước. Giới đầu tư đang đặt câu hỏi liệu vai trò “trú ẩn an toàn” của USD có đang dần phai nhạt?
Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày 14/6, sự kiện khai mạc Ngày không tiền mặt 2025 và Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” chính thức diễn ra tại TP.HCM, thu hút sự tham dự của hơn 300 lãnh đạo các bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp. Đây là năm thứ 7 liên tiếp sự kiện được tổ chức, minh chứng cho tính cấp thiết và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của hình thức thanh toán hiện đại này đối với tiến trình phát triển kinh tế số.
LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance vừa tăng vốn điều lệ lên 4.912 tỷ đồng, khẳng định cam kết đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Mở rộng mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, củng cố vị thế.
Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Từ ASEAN đến BRICS, ngày càng nhiều nền kinh tế châu Á giảm sử dụng đồng USD trong thương mại và dự trữ ngoại hối, phản ánh lo ngại địa chính trị và biến động chính sách tiền tệ Mỹ.