Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phát biểu hôm thứ Năm rằng, nước này có khả năng tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2035.
Theo các nhà quan sát, nếu Trung Quốc muốn gấp đôi GDP thì cần có mức tăng trưởng bình quân hàng năm rơi vào quãng 4,7% trong vòng 15 năm tới mà điều này khó mà thực hiện được. Tuy nhiên theo bà Helen Qiao từ BofA Global Research, một số biện pháp kinh tế sẽ giúp Trung Quốc đạt đến trình độ trên.
Bên cạnh mục tiêu gấp đôi GDP, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự đoán sẽ bỏ xa Mỹ khoảng từ năm 2027 đến năm 2028.
Trung Quốc là một trong số ít các nền kinh tế trên toàn cầu tăng trưởng trong năm 2020 bất chấp thách thức của đại dịch COVID-19. Theo số liệu chính thức, kinh tế Trung Quốc tăng 2,3% vào năm ngoái và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán mức tăng dành cho Trung Quốc là 8,1% trong năm nay.
Trong khi đó, theo ước tính mới nhất của chính phủ, kinh tế Hoa Kỳ dừng ở mức 3,5% năm 2020 và IMF cho hay kinh tế Mỹ có thể tăng ở mức 5,1% năm nay.
Trong một báo cáo tháng trước, bà Qiao đã chỉ ra ba ảnh hưởng đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc:
-Dân số già của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực tới tiềm năng phát triển của đất nước.
-Tỷ lệ nợ cao sẽ đe dọa ổn định kinh tế.
-Mô hình tăng trưởng đầu tư quốc gia không bền vững và không thể phát triển lâu dài.
Nhưng theo báo cáo trên, những mối quan ngại này sẽ không làm ảnh hưởng tới quỹ đạo tăng trưởng tổng thể của Trung Quốc.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt bởi Chính phủ nước này đã có một vài chính sách đối mặt với thử thách. Các biện pháp của do Trung Quốc đưa ra nhằm tập trung vào ổn định nợ và các sáng kiến thúc đẩy đô thị hóa cũng như mở cửa các ngành dịch vụ.
Trả lời BBC, bà Qiao chia sẻ hành trình đến với mục tiêu 2035 của Trung Quốc còn đó những chông gai vì ngay cả khi đất nước thực hiện cải cách thì vẫn còn nhiều vấn đề mà quốc gia không thể kiểm soát ví dụ như căng thẳng giữa Washington và Beijing sẽ đe dọa tới tăng trưởng kinh tế của đất nước tỉ dân.
Trong suốt nhiệm kì của cựu Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ hai nước chưa từng hòa hảo và điều này trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra.
TL