![]() |
Quốc hội chính thức cho phép thí điểm mở cửa mạng viễn thông vệ tinh quỹ đạo thấp |
Đây được xem là một trong những bước đi đột phá, mở ra cơ hội thu hút các "ông lớn" viễn thông vệ tinh như SpaceX, Amazon, Oneweb tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Chính sách thí điểm này nằm trong khuôn khổ Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Điểm nhấn quan trọng là việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào lĩnh vực mạng viễn thông vệ tinh quỹ đạo thấp.
Nguyên tắc được đặt ra là đảm bảo chặt chẽ về quốc phòng, an ninh, nhưng đồng thời mở rộng cánh cửa cho các tập đoàn quốc tế, vốn đang là những người dẫn đầu cuộc đua viễn thông vệ tinh trên thế giới, có cơ hội đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường Việt Nam.
Hiện nay, công nghệ vệ tinh quỹ đạo thấp chủ yếu do một số tập đoàn lớn làm chủ và triển khai ở quy mô toàn cầu. Dẫn đầu là SpaceX với hệ thống Starlink, ngoài ra còn có hệ thống Kuiper của Amazon và hệ thống Oneweb của công ty Oneweb (Anh).
Trong đó, Starlink của SpaceX được xem là cái tên nổi bật nhất, với mạng lưới phủ sóng tại hơn 100 quốc gia, phục vụ gần 3 triệu khách hàng trên toàn cầu. Những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Mexico, Brazil, Anh, Australia, và phần lớn các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đều đã được Starlink "phủ sóng".
Tại Đông Nam Á, dịch vụ Starlink mới chỉ có mặt ở Philippines và Malaysia vào năm 2023, nhưng theo kế hoạch, SpaceX sẽ tiếp tục mở rộng tới nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Thời gian qua, SpaceX đã tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Trước đó, cuối năm 2023, SpaceX từng có ý định gia nhập thị trường Việt Nam nhưng buộc phải tạm hoãn vì chính sách chưa cho phép doanh nghiệp nước ngoài sở hữu 100% vốn trong các nhà cung cấp dịch vụ internet vệ tinh. SpaceX cũng đang mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam và dự kiến sẽ đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD vào Việt Nam.
SpaceX hiện là một trong những tập đoàn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tàu vũ trụ, phóng vệ tinh và cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh, với giá trị ước tính lên đến 210 tỷ USD. Để vận hành hệ thống Starlink, SpaceX đã đưa lên quỹ đạo tầm thấp khoảng 30.000 vệ tinh, trong đó hơn 5.500 vệ tinh đang hoạt động.
Việc Quốc hội "bật đèn xanh" cho thí điểm đầu tư mạng viễn thông vệ tinh quỹ đạo thấp được đánh giá là phù hợp với định hướng phát triển hạ tầng viễn thông của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Nghị quyết 57/2024 của Bộ Chính trị, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông, internet theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn, bền vững, đáp ứng các yêu cầu dự phòng, kết nối hệ thống truyền dẫn dữ liệu qua vệ tinh, mạng cáp quang băng thông rộng tốc độ cao, phủ sóng toàn quốc, đồng thời thúc đẩy phát triển mạng thông tin di động 5G, tiến tới 6G và các thế hệ tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp sẽ đóng vai trò như một "kênh dự phòng chiến lược", đảm bảo kết nối thông suốt ngay cả khi hệ thống cáp quang gặp sự cố, đồng thời mở rộng khả năng phủ sóng đến những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi mà việc kéo cáp quang hay lắp trạm phát sóng di động vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc nới lỏng điều kiện tiếp cận thị trường, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào lĩnh vực viễn thông vệ tinh tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích bao gồm :