Thứ năm 19/06/2025 01:36
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Phương Thành Tranconsin đề xuất hai phương án đầu tư cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên theo hình thức PPP

Công ty Phương Thành Tranconsin đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc CT.07 đoạn Hà Nội – Thái Nguyên theo phương thức PPP, với hai phương án đầu tư quy mô lớn, góp phần đồng bộ hạ tầng kết nối vùng.
Phương Thành Tranconsin đề xuất hai phương án đầu tư cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên theo hình thức PPP
Phương Thành Tranconsin đề xuất hai phương án đầu tư cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên theo hình thức PPP

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) vừa chính thức gửi văn bản đề xuất lên Bộ Xây dựng, đề nghị được lập dự án đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc CT.07 đoạn Hà Nội – Thái Nguyên theo phương thức đối tác công – tư (PPP).

Theo nội dung văn bản, tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) tới Thủ đô Hà Nội hiện đang được UBND TP. Hà Nội báo cáo Chính phủ để đầu tư. Trong đó, một đoạn tuyến dài khoảng 8km, kéo dài từ nút Ninh Hiệp đến nút giao Vành đai III, trùng với tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Đây chính là cơ sở để Phương Thành Tranconsin đề xuất đầu tư mở rộng đoạn tuyến này, nhằm hoàn thiện hạ tầng kết nối vùng và nâng cao hiệu quả khai thác.

Phương án 1: Mở rộng đoạn Hà Nội – Thái Nguyên

Phương án đầu tiên tập trung vào việc mở rộng đoạn cao tốc từ nút giao Vành đai III (Hà Nội) đến nút giao Tân Lập (Thái Nguyên), với tổng chiều dài khoảng 64km. Theo đề xuất, tuyến đường sẽ được nâng cấp lên quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh. Sơ bộ tổng mức đầu tư của phương án này ước tính khoảng 6.790 tỷ đồng, đã bao gồm lãi vay.

Điểm đáng chú ý là nhà nước không cần hỗ trợ vốn cho phương án này. Nhà đầu tư sẽ tự huy động toàn bộ nguồn vốn để thực hiện dự án. Phương Thành Tranconsin cam kết sẽ hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án trước ngày 31/8/2025. Nếu được lựa chọn làm nhà đầu tư, dự án sẽ được thi công trong năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Phương án 2: Đầu tư đồng bộ Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới

Phương án thứ hai có quy mô lớn hơn, với mục tiêu đảm bảo tính đồng bộ toàn tuyến từ Hà Nội đến Chợ Mới (Bắc Kạn). Theo đó, đoạn Hà Nội – Thái Nguyên sẽ vẫn được nâng cấp lên 6 làn xe như phương án 1, trong khi đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới sẽ được mở rộng lên 4 làn xe hoàn chỉnh. Tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 100km.

Tổng mức đầu tư sơ bộ cho phương án này lên đến gần 16.800 tỷ đồng, trong đó: Đoạn Hà Nội – Thái Nguyên: 6.790 tỷ đồng, Đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới: hơn 10.000 tỷ đồng.

Mục tiêu là kết nối liền mạch với tuyến cao tốc Chợ Mới – Bắc Kạn, hiện đang được đầu tư xây dựng với vận tốc thiết kế 80 km/h, quy mô 4 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2026.

Đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới được đưa vào khai thác từ năm 2017, với quy mô 2 làn xe, mặt đường rộng 12m, vận tốc khai thác từ 60 – 80 km/h. Tuy nhiên, tuyến đường này hiện vẫn hoạt động như một tuyến quốc lộ thông thường, với các nút giao cùng mức, nhà dân nối trực tiếp vào đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tuyến này được đầu tư theo hình thức BOT, nhưng hiệu quả tài chính không như kỳ vọng, dẫn đến việc nhà đầu tư đề xuất Nhà nước mua lại dự án.

Để tăng tính khả thi cho phương án 2, Phương Thành Tranconsin kiến nghị chia dự án thành hai giai đoạn triển khai, tương ứng với hai đoạn tuyến chính: Hà Nội – Thái Nguyên và Thái Nguyên – Chợ Mới. Cách tiếp cận này sẽ giúp giảm áp lực tài chính ban đầu và đảm bảo tiến độ hoàn thành từng đoạn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn.

Cả hai phương án đầu tư đều nhằm hướng tới mục tiêu hiện đại hóa hạ tầng giao thông trục Bắc – Nam, góp phần quan trọng vào việc giảm tải áp lực giao thông cho quốc lộ 3, tăng tính kết nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, Phương Thành Tranconsin đang thể hiện vai trò tích cực trong việc đề xuất các mô hình đầu tư hợp tác công – tư, qua đó huy động nguồn lực xã hội vào các công trình trọng điểm.

Tin bài khác
Điểm mặt những doanh nghiệp đang "cõng" nợ gấp hơn 5 lần vốn chủ

Điểm mặt những doanh nghiệp đang "cõng" nợ gấp hơn 5 lần vốn chủ

Đa số những công ty đang có hệ số D/E vượt quá 5 lần đều đang giao dịch trên UPCoM, điểm chung là đều có kết quả kinh doanh bết bát, sử dụng nợ vay quá nhiều như một hình thức bổ sung vốn lưu động nhưng không kiểm soát hiệu quả, khiến chi phí lãi vay tác động trực tiếp lên kết quả kinh doanh.
Stavian Hóa chất được Fortune vinh danh Top 219 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025

Stavian Hóa chất được Fortune vinh danh Top 219 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025

Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Stavian – lần đầu tiên góp mặt trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình vươn tầm khu vực và khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
ITL tham gia Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025

ITL tham gia Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025

Tham gia Triển lãm và Hội nghị năm nay, ITL khẳng định vị thế quốc tế với vai trò cầu nối thương mại đáng tin cậy giữa Việt Nam và thế giới.
Xi măng Long Sơn: Từ đá vôi Bỉm Sơn đến thương hiệu vươn tầm quốc tế

Xi măng Long Sơn: Từ đá vôi Bỉm Sơn đến thương hiệu vươn tầm quốc tế

Từ những năm 1970 của thế kỷ trước, vùng núi đá vôi Bỉm Sơn – Thanh Hóa đã được các chuyên gia Liên Xô khảo sát và đánh giá là vùng nguyên liệu tốt nhất để sản xuất xi măng ở Việt Nam
Triton Partners mua lại bộ phận kỹ thuật công nghệ tòa nhà của Bosch

Triton Partners mua lại bộ phận kỹ thuật công nghệ tòa nhà của Bosch

Trong suốt quá trình chuyển giao, KEENFINITY sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu Bosch cho các hệ thống quan trọng cho đến năm 2027, đảm bảo khách hàng sẽ tiếp tục nhận được dịch vụ không gián đoạn và duy trì sự tin cậy. Sự chuyển giao này không làm thay đổi cam kết của KEENFINITY đối với đổi mới, số hóa và phương châm khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Thương hiệu giày "quốc dân" Giày Thượng Đình chật vật với bài toán thoái vốn nhà nước

Thương hiệu giày "quốc dân" Giày Thượng Đình chật vật với bài toán thoái vốn nhà nước

Sau khi IPO, Giày Thượng Đình trượt dài với kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, bức tranh tài chính kém sắc và thương hiệu dần lu mờ giữa hàng chục tên tuổi trong, ngoài nước. Công ty đang đối diện với những vướng mắc chưa có hồi kết ở các khu đất vàng tại Hà Nội và bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục trong nhiều năm liền.
Bamboo Airways: Chủ tịch xin từ nhiệm, thay thế toàn bộ Ban kiểm soát

Bamboo Airways: Chủ tịch xin từ nhiệm, thay thế toàn bộ Ban kiểm soát

Tại đại hội cổ đông bất thường của Bamboo Airways, công ty sẽ bầu bổ sung nhân sự để thay thế Chủ tịch xin từ nhiệm cùng 03 thành viên Ban kiểm soát của công ty này.
Chứng khoán Vietcap

Chứng khoán Vietcap 'mát tay" đầu tư cổ phiếu ngành sữa, tạm lãi hơn nghìn tỷ đồng

Vietcap là gương mặt chứng khoán có tiếng trong hoạt động đầu tư cổ phiếu vài năm trở lại đây và vẫn đang dẫn đầu toàn ngành về quy mô danh mục tự doanh cổ phiếu. Đặc biệt, Vietcap đã đầu tư cổ phiếu sữa IDP từ năm 2020 và tạm lãi hơn nghìn tỷ đồng sau hơn 4 năm đầu tư trong bối cảnh thị giá IDP đã tăng gấp 5 lần so với ngày đầu lên sàn.
Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 nhà phân phối hóa chất lớn nhất thế giới

Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 nhà phân phối hóa chất lớn nhất thế giới

Stavian Hóa chất thăng hạng lên Top 15 toàn cầu theo ICIS 2025, khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ hóa chất quốc tế.
TSG Petro khánh thành nhà máy hóa dầu quốc tế tại Long An, công suất 100 triệu lít/năm

TSG Petro khánh thành nhà máy hóa dầu quốc tế tại Long An, công suất 100 triệu lít/năm

TSG Petro chính thức khánh thành nhà máy hóa dầu công suất 100 triệu lít/năm tại Long An, hướng đến sản xuất dầu nhớt và hóa chất kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế.
Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Bản chất, F88 huy động vốn từ trái phiếu (không tài sản đảm bảo) và vay từ các tổ chức nước ngoài bằng đồng USD với lãi suất 10,5% - 15%/năm, từ đó dùng khoản tiền này để cho các cá nhân vay cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn. Năm vừa rồi, công ty thoát lỗ nhờ tiền lãi phạt hợp đồng và thu từ các khoản cho vay đã xử lý rủi ro, từ đó xoá được lỗ luỹ kế.
Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Ngày 12/6/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ban hành văn bản số 911/SGDHCM-NY thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji.
Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Dù gia nhập thị trường sớm hơn nhưng Pharmacity đang dần để vụt mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ dược phẩm về tay Long Châu. Trong khi đó, An Khang vẫn đang "loay hoay" tìm đường sau chuỗi ngày thua lỗ. Các công ty này được cho là đang đứng trước "cơ hội vàng" trong ngành dược phẩm đầy tiềm năng được định giá hàng tỷ USD.
Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Năm 2025, với việc thu không bù đủ chi, cộng thêm không còn "gà đẻ trứng vàng" từ Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Saigon Water dự kiến quay lại vòng xoáy thua lỗ. Mặt khác, dù đang có khoản nợ cả nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn sẵn sàng tăng cho vay các bên với lãi suất 8,5 - 11%/năm, không kèm tài sản đảm bảo.
LocknLock tổ chức sự kiện Brand Day 2025: Kích cầu tiêu dùng

LocknLock tổ chức sự kiện Brand Day 2025: Kích cầu tiêu dùng

LocknLock tại Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vừa công bố tổ chức sự kiện khuyến mãi lớn nhất mùa hè mang tên LocknLock Brand Day 2025 diễn ra từ ngày 20 - 22/6/2025.