Phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn

12:24 12/06/2021

Với mục đích phát triển và đưa "Quốc bảo” - sâm Ngọc Linh Việt Nam, trong việc sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho vùng Miền Trung _ Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Tạo điều kiện thuận lợi cũng như thu nhập ổn định cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm vùng trồng sâm của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh - Kon Tum tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm vùng trồng sâm của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh - Kon Tum tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum)..

Đưa cây sâm Ngọc Linh Việt Nam, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.

Mục tiêu đề ra đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất sâm của Hàn Quốc, hàng năm sản xuất ra được từ 500 - 1.000 tấn.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa trình Thủ tướng Chính phủ tờ trình về việc đề nghị xây dựng và phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam). giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến 2045.

Tuy nhiên, để phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thời gian đến, ngang tầm với ngành sản xuất sâm Hàn Quốc, cũng như khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan chủ trì xây dựng và trình 2 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến 2045.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường kiểm tra quá trình ươm giống sâm Ngọc Linh..
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường kiểm tra quá trình ươm giống sâm Ngọc Linh...

  Theo các chuyên gia nghiên cứu Sâm trên thế giới, Sâm Ngọc Linh là một trong 10 loài thuộc chi Panax được phát hiện lần đầu tiên tại vùng núi Ngọc Linh thuộc địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum năm 1985. Đây là loài sâm đặc hữu, quý hiếm có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, một nguồn gen quý hiếm có giá trị rất cao được xếp ngang hàng với các loại sâm quý trên thế giới. Trong sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin khá cao, đặc biệt có nhóm dammaran với các hợp chất saponoside đại diện chính là MR2, Rb1 và Rg1. Sâm Ngọc Linh có tới 52 loại saponin, trong đó có 26 loại chưa được xác định.

Trong khi Hồng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên, 2 loại sâm thượng hạng trên thế giới, nhưng chỉ chứa khoảng 25 loại saponin (sâm tươi), hoặc 32 loại saponin (sâm khô) khác nhau; bằng chứng khoa học đã cho thấy giá trị sử dụng của sâm Việt Nam có tác dụng cao hơn so với các sản phẩm sâm hiện lưu hành trên thị trường thế giới cũng như các loại sâm nhập khẩu vào Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh là Quốc bảo của Việt Nam, gắn liền với "quốc kế dân sinh".

Năm 2018, tại Hội nghị “Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác”. Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm vùng trồng sâm của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh - Kon Tum tại huyện Tu Mơ Rông và dự lễ khánh thành Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Đắk Tô (Kon Tum).

 Vì vậy Thủ tướng nhấn mạnh: “Sâm Ngọc Linh là Quốc bảo của Việt Nam và đi liền với đó là quốc kế, dân sinh trong giải quyết đời sống, nâng cao mức sống, giá trị chữa bệnh, thu ngân sách, giải quyết việc làm tại địa phương.  “Phải biến giấc mơ thành hiện thực. Sâm Ngọc Linh là Quốc bảo của Việt Nam và phải trở thành quốc kế dân sinh cho nhiều người dân, nhiều người tiêu dùng trong nước và quốc tế”. 

Nhận thấy tiềm năng, tầm quan trọng của cây sâm Ngọc Linh, Chính phủ đã thống nhất thông qua Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đến năm 2030. Trên cơ sở đó, 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã bố trí nguồn lực địa phương và xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn.

Ông Trần Hoàn, người đúng thứ 2 bên phải; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vingin (đơn vị đang sở hữu thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5). Cũng là chủ doanh nghiệp đã trồng và phát triển hơn 600 ha sâm Ngọc Linh tại Kon Tum.
HLV Park Hang seo, thăm vườn Sâm hơn 600 ha của Công Ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Theo lãnh đạo ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, (đơn vị đang sở hữu thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5) cho biết: “Hơn 20 năm qua, doanh nghiệp đã trồng và phát triển hơn 600 ha sâm Ngọc Linh. Với mong muốn, ngày càng nhiều khách hàng hiểu được giá trị quý báu của Sâm Ngọc Linh cũng như những giá trị tinh túy của “cây thuốc giấu - Sâm Ngọc Linh”, được xem như báu vật giữa đại ngàn. CBCNV Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum luôn gìn giữ và bảo tồn nguồn gen giống gốc của cây sâm kết hợp với công tác bảo vệ rừng. Hiện tại,  Công ty cũng cho ra thị trường các sản phẩm được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh K5 gồm; mật ong được ngâm tẩm từ cây sâm trên 10 năm tuổi. Trà lá sâm Ngọc Linh K5, dịch chiết sâm Ngọc Linh K5, rượu sâm Ngọc Linh Gold K5, rượu sâm Ngọc Linh Blue. Đặc biệt, có dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Love good For Women’s Health và Love good For Men’s Health vv…. được nhiều khách tin tưởng đón nhận, đánh giá cao.

Hiện tại,  Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum cũng cho ra thị trường các sản phẩm được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh K5.
Hiện tại, Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum cũng cho ra thị trường các sản phẩm được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh K5. 

Theo đó, chúng tôi luôn phát triển sâm Ngọc Linh theo như lời của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và căn dặn đảm bảo "quốc kế dân sinh". Do đó, ngoài việc đảm bảo đời sống ấm no cho người dân (đa số là người Xê Đăng) quanh vùng, hàng năm doanh nghiệp trao tặng cây sâm Ngọc Linh giống để họ tự phát triển kinh tế. Người dân thấy giá trị và được hưởng lợi từ sâm Ngọc Linh nên luôn có ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng nguyên sinh, ngoài khoanh nuôi, bảo vệ; trồng thêm hàng nghìn ha rừng. 

Sản phẩm được chiết xuất sâm Ngọc Linh K5, tuy mới đưa ra thị trường nhưng đã được nhiều khách tin tưởng đón nhận, đánh giá cao.
Sản phẩm được chiết xuất sâm Ngọc Linh K5, Kon Tum tuy mới đưa ra thị trường nhưng đã được nhiều khách tin tưởng đón nhận, đánh giá cao.. 

Các chuyên gia nghiên cứu Sâm Hàn Quốc và Nhật khi đi lên thăm khu vực trồng Sâm Ngọc Linh đã không khỏi trầm trồ và kinh ngạc thốt lên. Đây chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Núi Ngọc Linh. Là vàng của núi rừng, yếu tố then chốt thúc đẩy kinh tế địa phương.

Sản phẩm được chiết xuất sâm Ngọc Linh K5,

Với mục tiêu phát triển và đưa cây sâm Ngọc Linh Việt Nam; thành ngành sản xuất và chế biến (sâm Ngọc Linh) tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cao phát triển kinh tế bằng cây sâm Việt Nam. Đi liền với đó là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Từng bước nâng cao thu nhập đảm bảo mức sống, giá trị chữa bệnh, thu ngân sách… Hoàn thành mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong những năm tới.

Trọng Tâm - Hữu Văn