Nợ xấu bất động sản có xu hướng tăng gây rủi ro lớn
- Bất động sản
- 15:16 26/02/2021
DNHN - Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong năm 2020 tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản vẫn ghi nhận tăng trưởng. Tuy nhiên, điều đáng nói là nợ xấu bất động sản cũng có xu hướng tăng theo.
Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản năm 2019 đạt 521.821 tỷ đồng. Đến quý 1 và quý 2/2020 tăng lên lần lượt mức 526.396 tỷ đồng và 580.168 tỷ đồng. Sang quý 3 đạt 606.253 tỷ đồng và hết năm là 633.740 tỷ đồng.
Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2019 đạt 4,36% thì giai đoạn quý 1/2020 chỉ tăng khoảng 0,88%. Bộ Xây dựng giải thích, đây là quãng thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhất nên thị trường bất động sản trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Tới quý 2/2020, khi thị trường cải thiện hơn về giao dịch, dư nợ bất động sản của doanh nghiệp bứt tốc với mức tăng 10,21% và dần ổn định trở lại ở các quý còn lại (khoảng hơn 4,3%). Luỹ kế cả năm 2020 tăng 21% so với năm 2019.
Tại một báo cáo khác về năm 2020 nhưng của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng số doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới là 6.694 doanh nghiệp, giảm 15,5% so với năm 2019. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể lên tới 978 doanh nghiệp, tăng 42,6% và có 1325 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 121,6% so với năm liền trước.
Như vậy, trong năm 2020, ngành bất động sản đã có sự thanh lọc. Song như trên, dư nợ tín dụng vẫn ghi nhận tăng, điều này chứng tỏ thị trường bất động sản vẫn phát triển và không có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đột biến khác, vẫn dựa chủ yếu vào vốn tín dụng ngân hàng. Hay nói cách khác, bất động sản vẫn hút vốn tín dụng.
Không những thế, ngoài việc rót vốn đều cho các doanh nghiệp bất động sản thì nhiều ngân hàng cũng liên tục giảm lãi suất và đưa ra các gói vay mua nhà hấp dẫn, kích thích nhu cầu mua nhà của người dân. So với thời điểm cuối năm 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và có xu hướng giảm về vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây.
Theo đó, tổng dư nợ toàn ngành bất động sản cũng tăng từ 8,2 triệu tỷ đồng của năm 2019 lên 8,8 triệu tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2020.
Song song cùng dư nợ tăng, nợ xấu của doanh nghiệp bất động sản cũng tăng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu bất động sản của cả nước tính đến tháng 12/2020 rơi vào mức 1,85%. Con số này tuy thấp hơn nhiều so với năm 2017 (2,48%), năm 2018 (1,95%) nhưng lại cao hơn so với tháng 12/2019 (1,58%).
Thực chất, tỷ lệ nợ xấu bất động sản đúng như con số trên thì không hề đáng lo nếu thị trường vẫn thu hút được nguồn vốn khủng rót vào như mọi năm.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nguồn vốn cho bất động sản đang dần bị thu hẹp, nợ xấu tiềm ẩn rủi ro khi đáo hạn khoản vay.
Bởi lẽ, về vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, việc hàng loạt quy định pháp lý mới được ban hành sẽ tạo ra độ trễ từ 3-6 tháng, dẫn tới quá trình chào bán trái phiếu dự kiến sẽ chậm hơn so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ngày càng lớn đã gây áp lực trả nợ lên các doanh nghiệp.
Hệ số chi trả lãi vay của các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trong 2020
Thống kê mới đây của Fiin Ratings cho thấy, hệ số chi trả lãi vay của các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trong năm 2020 giảm về mức 0,7 lần, tức lợi nhuận tạo ra không đủ trang trải lãi vay. Hệ số nợ vay ròng/EBITDA tăng lên tới 17,3 lần.
Đây là mức rất cao nếu so với kỳ hạn bình quân 3,8 năm của các trái phiếu bất động sản. Và do đó, khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc lớn vào sự hồi phục của ngành bất động sản nhà ở.
Trong khi đó, thị trường bất động sản cả nước nhìn chung chưa có bong bóng, song nguồn cung mới thiếu hụt trầm trọng. Tổng hợp đến cuối năm 2020, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa có giao dịch chỉ còn gần 9.000 căn. Chưa kể, thị trường bất động sản cũng chưa có dấu hiệu hồi phục bền vững.
Về tín dụng ngân hàng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết, năm 2021 vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt là đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng, tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
PV
Tin liên quan
- Startup giao hàng tạp hóa đã huy động được 14,5 triệu đô la nhờ khắc phục điểm yếu của Instacart
- Dhanin Chearavanont : “Cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”
- Lần đầu tiên, Việt Nam thực nghiệm phẫu thuật nội soi khớp háng bằng công nghệ 3D
- Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
Đọc thêm Bất động sản
Thúc đẩy khởi công các cụm công nghiệp tại Thủ đô trong quý II
UBND thành phố Hà Nội xác định quá trình triển khai thực hiện các dự án cụm công nghiệp trên địa bàn còn chậm so với tiến độ quy định, đặc biệt là các cụm công nghiệp được thành lập năm 2018 và 2019.
Sau nhiều sai phạm, Bất động sản Vĩnh Hà chuyển nhượng dự án tại Hòa Bình cho nhà đầu tư thứ cấp
Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra những sai phạm tại Dự án khu nhà ở Vĩnh Hà tại phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình do Công ty CP Bất động sản Vĩnh Hà Hòa Bình làm chủ đầu tư.
Dự báo bất động sản sắp xuất hiện đợt giảm giá
Theo dự báo từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, quý 2 giá đất sẽ được kiểm soát, nguồn cung bất động sản cũng sẽ tăng với nhiều sản phẩm ở các phân khúc đa dạng.
Sốt đất nền “hạ nhiệt”: Giá bất động sản bắt đầu lao dốc?
Sau hàng loạt chỉ đạo từ các bộ ngành, địa phương, nhiều nơi đã có dấu hiệu "dứt" cơn sốt đất, cảnh giao dịch đông đúc, nhộn nhịp đã giảm dần.
Bài học quản lý bất động sản tại Singapore
Chính phủ Singapore can thiệp trực tiếp vào thị trường bất động sản, khi sở hữu đến 90% đất đai, tạo ra sự quản lý nhất quán, từ đó đất đai tại đây được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Bắc Ninh quyết định thành lập Khu công nghiệp Gia Bình II
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định số 128/QĐ-UBND, về việc thành lập Khu công nghiệp Gia Bình II tỉnh Bắc Ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành văn bản chỉ đạo nhằm ổn định thị trường bất động sản
Trước tình trạng "sốt" đất khắp nơi trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành văn bản chỉ đạo nhằm ổn định thị trường bất động sản, tránh đầu cơ, gây sốt đất ảo.
Bất động sản nhảy vọt: Ngân hàng siết chặt tín dụng, tránh rủi ro
Giá bất động sản liên tục tăng nóng ở nhiều địa phương, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường bất chấp các ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Điều này gây ra những lo ngại về hoạt động điều tiết thị trường bất động sản của Nhà nước.
17 dự án nhà ở thương mại cho phép người nước ngoài được quyền sở hữu tại Đà Nẵng
Chiều 13/4, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết đã công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố.
Bất động sản Hòa Bình: Nóng cục bộ hay bị thổi phồng?
Các chuyên gia cảnh báo những cơn sốt đất không chỉ tác động đến kinh tế - xã hội, việc làm của người dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư đặc biệt là đối với đất rừng phòng hộ hồ Hòa Bình, đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp.